Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
0 bình luận về “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,… của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động: công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất….). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Do đó, trình độ phá triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.
Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.
Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất, không một qua trình sản xuất hiện thực nào có thế diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được, mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội” của quá trình đó. Trong đời sống hiện thực, không có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nào có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có 1 quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó. Như vậy, lực lượng sản xuất vả quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện: sơ hữu tư liệu sản xuất, tổ chức — quản lý quá trình sản xuất và phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác — sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác-sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế – xã hội nhất định.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định, bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế – xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế – xã hội của quá trình sản xuất, luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu phù hợp sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, không phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực.
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức,… của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động: công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất….). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Do đó, trình độ phá triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.
Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì, suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.
Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất, không một qua trình sản xuất hiện thực nào có thế diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được, mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là “hình thức xã hội” của quá trình đó. Trong đời sống hiện thực, không có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nào có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có 1 quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó. Như vậy, lực lượng sản xuất vả quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện: sơ hữu tư liệu sản xuất, tổ chức — quản lý quá trình sản xuất và phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác — sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác-sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế – xã hội nhất định.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định, bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế – xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế – xã hội của quá trình sản xuất, luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu phù hợp sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, không phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực.
– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.