Quyết- Dương xỉ
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở cây dương xỉ mà không có ở cây rêu ? *
1 điểm
A. Sinh sản bằng bào tử.
B. Thân có mạch dẫn.
C. Đã có lá.
D. Rễ giả có khả năng hút nước
Câu 2. Cây dương xỉ con mọc ra từ bộ phận nào? *
1 điểm
A. Bào tử.
B. Túi bào tử.
C. Nguyên tản.
D. Túi tinh chứa tinh trùng.
Câu 3. Ở dương xỉ, nguyên tản được hình thành trực tiếp từ đâu? *
1 điểm
A. Bào tử.
B. Túi bào tử.
C. Giao tử.
D. Túi noãn.
Câu 4. Các túi bào tử của dương xỉ có ở đâu ? *
1 điểm
A. Mặt dưới của lá già.
B. Mặt trên của lá non.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 5. Nhóm Quyết KHÔNG bao gồm loài thực vật nào dưới đây ? *
1 điểm
A. Cây bàng.
B. Cây lông cu li (còn gọi cây cẩu tích).
C. Cây rau bợ (còn gọi cỏ chữ điền, cỏ bợ, tứ diệp thảo, …).
D. Cây dương xỉ.
Câu 6. Cây rau bợ ăn rất bùi, vị chua chua và hơi tanh… là dược liệu quý trong vị thuốc Đông y. Người ta có thể dùng rau bợ làm thuốc chữa bệnh gì? *
1 điểm
A. Sỏi thận.
B. Cầm máu.
C. Sát trùng vết thương.
D. Viêm họng.
Câu 7. Hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá? *
1 điểm
A. Lá non cuộn tròn.
B. Lá già có cuống dài.
C. Mặt dưới lá có các đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.
D. Phần đầu lá già cuộn tròn .
Câu 8. Ở dương xỉ, bào tử sẽ phát triển thành: *
1 điểm
A. Cây dương xỉ con.
B. Hợp tử.
C. Nguyên tản.
D. Túi bào tử
Câu 9. Than đá được hình thành từ: *
1 điểm
A. Những loài quyết cổ đại có thân gỗ lớn khi chết bị vùi sâu xuống đất. Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của trái đất mà hình thành than đá.
B. Những loài quyết cổ đại có thân cỏ, khi chết bị vùi sâu xuống đất. Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của trái đất mà hình thành than đá.
C. Những loài quyết cổ đại có thân bò, khi chết bị vùi sâu xuống đất. Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng và sức ép của trái đất mà hình thành than đá.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 10. Vòng cơ có tác dụng gì? *
1 điểm
A. Bảo vệ bào tử.
B. Đẩy bào tử bay ra ngoài.
C. Đẩy bào tử bay ra và bảo vệ bào tử khi túi bào tử chín.
D. Giúp đẩy nhanh quá trình thụ tinh và hình thành cây mới.
Hạt Trần- Cây thông
Câu 1. Nhóm cây nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm Hạt trần? *
1 điểm
A. Tuế, pơmu, bách tán.
B. Dừa, trắc bách diệp, thông đỏ.
C. Thông tre, bách tán, hoàng đàn.
D. Kim giao, thông 2 lá, thông 3 lá.
Câu 2. Loại cây nào dưới đây thường được trồng để làm cảnh? *
1 điểm
A. Hoàng đàn.
B. Tuế.
C. Kim giao.
D. Pơmu.
Câu 3. So với tảo, rêu và dương xỉ thì thông có đặc điểm: *
1 điểm
A. Nhóm thực vật có cấu tạo phức tạp.
B. Nhóm thực vật có cấu tạo còn đơn giản.
C. Sinh sản bằng bào tử.
D. Đã có rễ, thân và lá.
Câu 4. So với dương xỉ, cây Hạt trần có đặc điểm nào tiến hóa hơn? *
1 điểm
A. Có rễ thật.
B. Sinh sản bằng hạt.
C. Thân có mạch dẫn.
D. Có hoa và quả.
Câu 5. Trong các cây Hạt trần dưới đây, cây nào có kích thước lớn nhất? *
1 điểm
A. Bách tán.
B. Thông.
C. Trắc bách diệp.
D. Xêcôia.
Câu 6. Gọi thông, tuế, pơmu, bách tán,…là Hạt trần do: *
1 điểm
A. Sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
B. Cây thân gỗ.
C. Có mạch dẫn.
D. Có rễ, thân, lá thật.
Câu 7. Trong các cây sau, nhóm Hạt trần gồm những cây: *
1 điểm
A. Hoàng đàn, pơmu, tre, cải.
B. Lim, vạn tuế, dừa, thông.
C. Mít, chò chỉ, đậu, lạc.
D. Kim giao, thông, pơmu, hoàng đàn.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là CHÍNH XÁC đối với cây thông? *
1 điểm
A. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (hạt trần).
B. Đã có hoa và quả.
C. Sinh sản bằng bào tử.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9. Với thông, hợp tử sẽ phát triển thành: *
1 điểm
A. Hạt.
B. Nguyên tản.
C. Bào tử.
D. Cây thông con.
Câu 10. Làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng của các cây Hạt trần? *
1 điểm
A. Cấm khai thác bừa bãi, bảo vệ.
B. Sử dụng có mục đích.
C. Khai thác đi đôi với nhân giống và phát triển.
D. Tất cả các phương án trên.
$Câu 1:B$
$Câu 2:C$
$Câu 3:B$
$Câu 4:A$
$Câu 5:A$
$Câu 6:A$
$Câu 7:A$
$Câu 8:C$
$Câu 9:D$
$Câu 10:D$
$@mina$
Câu 1:B
Câu 2:C
Câu 3:B
Câu 4:A
Câu 5:A
Câu 6:A
Câu 7:A
Câu 8:C
Câu 9:D
Câu 10:D