Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen …………. Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa Viết đoạn văn về tính giản dị ở khổ thơ trên so sánh với bài mùa

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
………….
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa
Viết đoạn văn về tính giản dị ở khổ thơ trên so sánh với bài mùa xuân nho nhỏ
Làm dùm mình với mai mình nộp rồi
Vote 5 sao cho TLHN

0 bình luận về “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen …………. Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa Viết đoạn văn về tính giản dị ở khổ thơ trên so sánh với bài mùa”

  1. – Ở bài Bếp lửa ta có khái quát như sau:

    Trong 3 câu thơ đầu, hình ảnh người bà hiện lên qua hành động quen thuộc, “rồi sáng, rồi chiều” nhóm lên bếp lửa hồng với niềm tin kỳ lạ. Hình ảnh bếp lửa bà nhen có 2 tầng ý nghĩa, đầu tiên là lớp nghĩa tả thực, ngọn lửa của bà chính là nguồn ánh sáng, là hơi ấm để sử dụng trong gia đình, với lớp nghĩa ẩn dụ thì hình ảnh ngọn lửa ấy lại chính là tượng trưng cho một niềm tin lạc quan, bất diệt, là những ước mơ, tình cảm mà người bà dành cho cháu lúc nào cũng ấm nồng và sáng như ngọn lửa nơi góc bếp của bà, nơi bà luôn ủ sẵn. Bếp của bà chẳng bao giờ nguội lạnh, mà luôn có hình ảnh ngọn lửa đỏ rực đang bập bùng, tựa như tấm lòng của người bà mãi dành cho người cháu thân yêu, mong cháu sớm ngày trở về, với một niềm tin vững chắc rằng đất nước rồi đây sẽ lại hòa bình, cháu lại bên bà như những ngày còn thơ ấu, cùng bà nhen lên bếp lửa nồng đượm ấm áp.

    Trong những câu thơ tiếp, người cháu đã có những suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà nuôi cháu nhỏ từ năm lên 4, cuộc đời bà vốn chất đầy những khó khăn cực nhọc, bà là hiện thân của những người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo sớm trưa, hết nuôi con nay lại nuôi cháu cứ như thế “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, mà bà chưa một lần than khó nhọc. Bà chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, thói quen ấy dường như đã ăn sâu vào tâm hồn của bà “mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ”, bà chưa một lúc nào quên nhóm lên ngọn lửa hồng nơi góc bếp, nấu cho gia đình những bữa ăn giản dị, khoai sắn nhưng đầy ắp tình yêu thương, bảo bọc. Bếp lửa bà nhóm mỗi sớm chiều là hiện thân cho những tình cảm chan chứa của người bà dành cho cháu, là sự đoàn kết sẻ chia lẫn nhau trong gia đình và bếp lửa ấy cũng chính là khởi nguồn cho những giấc mơ trong tâm hồn của người cháu. Bếp lửa ấy tưởng thân quen và bình dị nhưng nó lại mang cả những giá trị và ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng sâu sắc mà Bằng Việt đã phải thốt lên “Ôi! Kỳ lạ và thiêng liêng-Bếp lửa”. Đúng như vậy, qua những dòng ký ức của người cháu, ta có thể nhận ra rằng, bếp lửa và người bà là những ký ức đáng quý nhất trong lòng người cháu, bà giống như người giữ lửa và truyền lửa cho cháu. Ngọn lửa trong tâm hồn ấy là tinh thần yêu quê hương, đất nước sâu sắc, nỗi khát khao được ra tiền tuyến giành lại tự do cho dân tộc, cho bà. Và hình ảnh bếp lửa của bà cứ bập bùng mấy chục năm trời ấy chính là niềm tin bất diệt của người bà cũng là của người cháu về một tương lai đất nước tươi đẹp hơn, về một tương lai bà cháu đoàn tụ, về lại bên nhau như những ngày thơ bé.

    –>Từ đó ta có thể thấy những hành động nhóm lửa bình thường của bà tuy giản dị nhưng đối với người cháu đó chính là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu  trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

     Còn ở bài mùa Xuân nho nhỏ:

    – Nhà thơ bộc lộ chân thành và thiết tha khát khao cống hiến giản dị, chân thành cho cuộc đời:

       + Tác giả muốn làm “con chim hót”: góp tiếng hót cho cuộc đời

       + Tác giả muốn làm “nhành hoa”: góp chút sắc hương cho cuộc sống

       + Tác giả muốn làm “nốt trầm”: cho sự hoàn thiện của bản nhạc cuộc sống

       + Tất cả những khát khao của tác giả chỉ là “một”: khát khao mong ước giản dị nhưng ý nghĩa

    –> Chúc bạn thi tốt

     

    Bình luận

Viết một bình luận