Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì cho đoạn văn trên ?em nhận xét gì về cách đặt câuvà tác dụng biện pháp tu từ đó
Tác giả đã sử dụng bptt nhân hóa:”bay nhảy, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm,thím, chú,anh,bác”
Nhận xét:Bptt đó đã làm cho câu văn trở nên sinh động, những chú chim trở nên gần gũi,có hồn như con người.
Cách đặt câu ngắn gọn,hàm xúc,đơn giản,lời ít ý nhiều.
Tác giả đã dùng biện pháp tu từ : Nhân hóa
+) Những thím chích chòe nhanh nhảu.
+) Những chú khướu lắm điều.
+) Những anh chào mào đỏm dáng.
+) Những bác cu gáy trầm ngâm.
+) Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn.
+) Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.
⇒ Tác dụng : Làm cho sự vật trở nên sinh động hơn, làm cho câu văn giàu cảm xúc. Đồng thời làm cho người đọc hình dung được sự tươi vui trong vườn cây.