rừng phục hồi bằng tái sinh nhân tạo có đặc điểm gì ?

rừng phục hồi bằng tái sinh nhân tạo có đặc điểm gì ?

0 bình luận về “rừng phục hồi bằng tái sinh nhân tạo có đặc điểm gì ?”

  1. Nghiên cứu đặc điểm phục hồi tự nhiên của tầng cây tái sinh sau các đám cháy có kiểm soát ở rừng Khộp, thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, kết quả cho thấy: đặc điểm tính chất của các đám cháy ở lâm phần 1, lâm phần 2 và lâm phần 3 có ảnh hưởng đến tổ thành loài và khả năng phục hồi của tầng cây tái sinh. Các loài cây có khả năng phục hồi tốt sau đám cháy 3 tháng (T2) là Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu trà beng (D. obtusifolius), Cà chít (Shorea obtusa), Kiền kiền (Hopea pierrei), Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera), Chiêu liêu (Terminalia chebula), Thẩu tấu (Aporosatetrapleura), Lòng mán (Pterospermum grewiaefolium), Sổ năm nhụy (Dilleniapentagyna). 4 loài chưa phục hồi được sau T2 là Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Căm xe (Xylia xylocarpa), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus) và Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa). Sau khi cháy 24 tháng (T5), cây tái sinh khá tốt, tỷ lệ phục hồi trở lại so với trước khi cháy (T0) giao động từ 44 – 71%.Chỉ số đa dạng Magalef (D) của tầng cây tái sinh ở T2 so với T0 bị giảm mạnh, dần tăng trở lại ở T5. Mức độ phục hồi ở T5 so với T0 giao động tự 85 – 95%. Mật độ và phẩm chất sinh trưởng bị sụt giảm mạnh sau cháy.Ở T5mật độ cây tái sinh ở OTN1 là 777 cây/ha; OTN2 là 841 cây/ha và OTN3 là 981 cây/ha; phẩm chất sinh trưởng cây tái sinh thuộc nhóm tốt sau cháy 3 tháng chỉ giao động từ 16,1% đến 19,7%, sau cháy 24 tháng tỷ lệ cây tốt tăng mạnh và giao động từ 60,9% đến 64,5%. Tỷ lệ cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ trọng khá cao sau cháy

    Bình luận

Viết một bình luận