Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

0 bình luận về “Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn”

  1. Đáp án:

    – Ruột non có cấu tạo như sau phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn:

    + Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m ⇒ Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 $m^{2}$). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc)

    + Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản như glucozo, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào

    + Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)

    + Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột

     

    Bình luận
  2. * Đặc điểm cấu tạo:

    – Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…). 

    – Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

    * Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là cãn cứ vào các bằng chứng sau:

    – Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 – 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.

     

    Bình luận

Viết một bình luận