rút ra các bước sơ cuứ khi bị rắn cắn

rút ra các bước sơ cuứ khi bị rắn cắn

0 bình luận về “rút ra các bước sơ cuứ khi bị rắn cắn”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    *Phân biệt rắn độc và rắn không độc

    *Cách xử lý khi bị rắn cắn

    Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

    Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

    Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%…

    Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

    Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

    Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

    Nếu bị nhóm rắn lục cắn

    Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Bước 1: Rửa tay

    Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành sơ cứu vết thương hở, thủng, bị chảy máu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nên dùng găng tay cao su sử dụng một lần nếu có sẵn để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu và các loại dịch từ cơ thể nạn nhân.

    Đeo găng tay cao su khi sơ cứu cho nạn nhânBước 2: Cầm máu

    Dùng một miếng băng hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương, đồng thời tác động lực ép trực tiếp để cầm máu. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều mà không có sẵn băng gạc tại chỗ, có thể dùng chính bàn tay của nạn nhân hay người hỗ trợ để ép vết thương lại. Nên nâng cao vùng bị tổn thương hơn mức của tim nhằm giảm áp lực máu tới khu vực này.

    Bước 3: Làm sạch vết thương

    Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối trong 5 – 10 phút, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc nhíp gắp loại bỏ tất cả bụi bẩn hoặc mảnh vụn có trong vết thương. Nếu chấn thương là do dị vật đâm sâu vào thì không nên tự ý rút ra hoặc tác động lực trực tiếp lên chúng. Trong trường hợp này nên quấn khăn vải lại thành vòng đệm xung quanh dị vật và chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế có đầy đủ phương tiện chuyên môn.

    Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh

    Đối với những vết trầy xước hay vết cắt nhỏ, có thể thoa một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ (Neosporin, Polysporin) mỏng lên vùng bị thương. Một số loại thuốc mỡ có thể chứa thành phần gây phát ban nhẹ tùy vào từng đối tượng sử dụng. Do đó nếu phát ban xuất hiện, cần ngừng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bước chăm sóc thay thế phù hợp hơn.

    Bước 5: Băng kín vết thương

    Băng bó cẩn thận sau khi cầm máu có tác dụng giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ, song cần lưu ý không buộc quá chặt gây cản trở lưu thông máu và khiến nạn nhân khó chịu. Nếu máu thấm qua miếng băng gạc thì cần quấn thêm một lớp mới, tránh tháo ra thay lại từ đầu.

    Bước 6: Thay băng

    Nếu chăm sóc tại nhà, có thể thay băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt hay bẩn cho đến khi vết thương liền sẹo. Trong 2 ngày đầu sau bị thương, rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.

    Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

    Trong khi chờ đợi, trên đường đưa đi cấp cứu hay sau khi sơ cứu vết thương hở tại nhà đều cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp, tuần hoàn và giữ ấm cho nạn nhân. Các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn, có mủ hoặc xuất hiện sốt… có thể cảnh báo nhiễm trùng.

    Bình luận

Viết một bình luận