Sau cuộc phát kiến địa lý thế kỉ IV, người nông nô như thế nào?
Hằng năm dân làng chia ruộng đất công để làm gì
Các vua lý thường về địa phương để làm gì
Tại sao nhà lý lại dời đô về thăng long
So sánh công lao của Ngô Quyền với công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc xây dựng đất nước
* Sau các cuộc phát kiến địa lý, diễn ra quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Những người nông dân và nông nô bị mất ruộng đất phải đi làm thuê => giai cấp vô sản xuất hiện.
* Hàng năm, dân làng chia ruộng đất công để cày cấy. Việc chia ruộng đất công thể hiện sự tiến bộ của nhà nước cầm quyền.
* Các vua Lý thường về địa phương để tổ chức lễ cày tịch điền, thăm thú việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân,…
* Nhà Lý dời đô về Thăng Long có nhiều lý do: Thăng Long là nơi địa linh nhân kiệt, có vị trí địa lý thuận lợi. Kinh đô Hoa Lư chỉ thích hợp làm kinh đô thời chiến. Còn ở thời bình, dời đô về Thăng Long tạo điều kiện thuận lợi phát triển đất nước.
* Công lao của Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
– Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.