Sau khi chiếm Âu Lạc ,nhà Triệu chia nước ta thành mấy quận?
Năm 40 ,Hai Bà Trưng Dựng cờ Khởi nghĩa ở đâu?
Đền thờ chính của Hai Bà Trưng ở đâu?
Em hãy nêu và nhận xét những chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc?
Trình bày nguyên nhân,diễn biến ,kết quả,ý nghĩ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trương năm 40?
Hai bà trưng làm gì sau khi giành độc lập?
Cuộc kháng chiến chống Quân Hán năm 42-43 diễn ra thế nào?
1. Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
2. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
3. Chính sách cai trị: thâm độc, xảo quyệt.
1. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
2. Mùa xuân, Hai Bà Trưng tới hội quân ở cửa sông Hát, lập đàn thề, phất cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa Mê Linh lập tức được sự hưởng ứng của các Lạc tướng, lạc dân toàn lưu vực sông Hồng.
3. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
4. Chính sách cai trị của bọn đô hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt nhằm xoá bỏ dân tộc ta…
5.
*Nguyên nhân:
– Do chính sách áp bức, bóc lột của nhà Hán.
– Thi Sách – chồng bà Trưng Trắc, bị Thái thú Tô Định giết hại.
*Diễn biến:
‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
*Kết quả:
‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
*Ý nghĩa:
– Giành lại độc lập cho dân tộc.
– Khôi phục lại sự nghiệp họ Hùng.
– Trả thù cho chồng.
– Góp phần cống hiến sức mình cho đất nước.
6.
– Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
– Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
– Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
7.
– Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.
– Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.
– Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
– Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
– Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.