Sau khi học xong bài Quê Hương em hãy viết một đoạn văn ở khổ 3 có sử dụng câu hỏi tu từ và từ láy
0 bình luận về “Sau khi học xong bài Quê Hương em hãy viết một đoạn văn ở khổ 3 có sử dụng câu hỏi tu từ và từ láy”
Câu mở tự viết nha. Hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về làng quê tự nhiên ngắn gọn nhưng cũng rất thiết tha. Đó là làng chài ven biển với con sông thơ mộng uốn lượn, hình ảnh quê hương hiện lên thật sống động, tươi sáng. Sáu câu thơ tiếp nói về nỗi nhớ cảnh thuyền đi đánh cá. Đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động. Tác giả đã miêu tả hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, trong một buổi “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”. Với âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng, mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi với bàn tay khỏe khoắn của dân làng chài. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếc thuyền với con tuấn mã, là con ngựa hay, quý, chạy rất nhanh và đẹp. Sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng”, tác giả đã diễn tả sức sống mạnh mẽ, khí thế, phấn khởi của con thuyền, đó cũng chính là sức sống, là khí thế của những con người lao động hăng say, tích cực. Hai câu thơ tiếp, tác giả viết hình ảnh cánh buồm thật độc đáo và ấn tượng. Cánh buồm trắng được so sánh với mảnh hồn làng. Đó là cách so sánh thật đặc biệt, so sánh một cái hữu hình, cụ thể với một cái vô hình, trừu tượng. Tác giả đã làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, thân thuộc, dường như, nó đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của làng chài, nó chứa đựng trong đó biết bao hy vọng của người dân chài. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “rướn” càng thể hiện rõ hình ảnh, tư thế của cánh buồm khi ra khơi. Làm cho nó trở nên gắn bó và gần gũi với dân chài. Bài miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, phấn khởi, hiện ra nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Câu mở tự viết nha. Hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về làng quê tự nhiên ngắn gọn nhưng cũng rất thiết tha. Đó là làng chài ven biển với con sông thơ mộng uốn lượn, hình ảnh quê hương hiện lên thật sống động, tươi sáng. Sáu câu thơ tiếp nói về nỗi nhớ cảnh thuyền đi đánh cá. Đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động. Tác giả đã miêu tả hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, trong một buổi “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”. Với âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng, mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi với bàn tay khỏe khoắn của dân làng chài. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếc thuyền với con tuấn mã, là con ngựa hay, quý, chạy rất nhanh và đẹp. Sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng”, tác giả đã diễn tả sức sống mạnh mẽ, khí thế, phấn khởi của con thuyền, đó cũng chính là sức sống, là khí thế của những con người lao động hăng say, tích cực. Hai câu thơ tiếp, tác giả viết hình ảnh cánh buồm thật độc đáo và ấn tượng. Cánh buồm trắng được so sánh với mảnh hồn làng. Đó là cách so sánh thật đặc biệt, so sánh một cái hữu hình, cụ thể với một cái vô hình, trừu tượng. Tác giả đã làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, thân thuộc, dường như, nó đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của làng chài, nó chứa đựng trong đó biết bao hy vọng của người dân chài. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “rướn” càng thể hiện rõ hình ảnh, tư thế của cánh buồm khi ra khơi. Làm cho nó trở nên gắn bó và gần gũi với dân chài. Bài miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, phấn khởi, hiện ra nỗi nhớ quê hương của tác giả.