So sách doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh thương mại – Cơ quan đăng ký kinh doanh – Ngành nghề kinh doanh – Trụ sở, con dấu – Số lượng lao

So sách doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh thương mại
– Cơ quan đăng ký kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh
– Trụ sở, con dấu
– Số lượng lao động tối đa sd
-Luật điều chỉnh (tổ chức hoạt động)

0 bình luận về “So sách doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh thương mại – Cơ quan đăng ký kinh doanh – Ngành nghề kinh doanh – Trụ sở, con dấu – Số lượng lao”

  1. 1. Khái niệm:

    – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    – Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

    2. Chủ thể thành lập:

    – Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

    – Hộ kinh doanh: cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người, một hộ gia đình.

    3. Quy mô:

    – Doanh nghiệp tư nhân: không giới hạn quy mô, vốn, không giới hạn số lượng lao động.

    – Hộ kinh doanh: số lượng lao động không quá 10 người.

    4. Địa điểm kinh doanh:

    – Doanh nghiệp tư nhân: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.

    – Hộ kinh doanh: không được mở nhiều địa điểm kinh doanh.

    5. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh:

    – Doanh nghiệp tư nhân: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và đầu tư.

    – Hộ gia đình: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Kế hoạch và đầu tư.

    6. Con dấu:

    – Doanh nghiệp tư nhân: có con dấu riêng.

    – Hộ kinh doanh: không có con dấu.

    7. Thủ tục chấm dứt hoạt động.

    – Doanh nghiệp tư nhân: thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật Phá sản về thủ tục phá sản.

    – Hộ kinh doanh: không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

    8. Ưu điểm:

    – Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.

    – Hộ kinh doanh: Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

    9. Hạn chế:

    – Doanh nghiệp tư nhân: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    – Hộ kinh doanh: Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động nhỏ.

    mong ctlhn

    Bình luận
  2. Khái niệm: – Hộ kinh doanh: do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ

                      – Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều kiện làm chủ  là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải đáp ứng các điều kiện về thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.

    Quy mô kinh doanh

    -Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất

    – Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô lớn, không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

    Con dấu:

    – Doanh nghiệp tư nhân: có con dấu riêng.

    – Hộ kinh doanh: không có con dấu.

    Số lượng:

    – Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người

    – Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế

    Ưu điểm từng loại hình:

    – Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

    – Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.

    Nhược điểm:

    – Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động không linh hoạt

    – Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

                       

    Bình luận

Viết một bình luận