So sáng hình thức diễn ra cách mạng tư sản ở anh , Bắc Mĩ, pháp
0 bình luận về “So sáng hình thức diễn ra cách mạng tư sản ở anh , Bắc Mĩ, pháp”
So sánh cách mạng tư sản Anh, CT giành độc lấp Mĩ vs Cách mạng tư sản Pháp.
Một số bài viết tổng hợp từ diễn đàn: bài làm 1: * Cách mạng tư sản Anh:
– Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, – Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân – Hình thức: Nội chiến. – Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến – Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.
* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:
– Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển – Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ – Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc. – Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì – Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.
* Cách mạng tư sản Pháp:
– Nhiệm vụ và mục tiêu: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển – Lãnh đạo cách mạng: tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân – Hình thức: Nội chiến + chiến tranh vệ quốc – Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ – Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.
bài làm 2: Trong cuộc cách mạng Mỹ, phe độc lập, lãnh đạo bởi giới địa chủ, tư sản Mỹ đấu tranh chống lại đế quốc Anh, lãnh đạo bởi giới tư sản, địa chủ Anh. Tính chất giai cấp không có ý nghĩa nhiều, mặc dù nếu đọc bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, ta sẽ thấy phần lớn là phê phán và nêu ra các oán hận của người Mỹ với vua George III của Anh Quốc, nhưng lực lượng nắm quyền thực sự ở Luân Đôn là nghị viện Anh, chứ không phải Anh hoàng.
Vế cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc), lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.
Ngoài ra 2 cuộc cách mạng này còn rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không quan trọng bằng các điểm nói trên. Ví dụ: cả hai đều bắt đầu bằng việc vua cần tiền đắp vào ngân khố nên mới triệu tập quốc hội –> quốc hội nổi loạn lật đổ nền quân chủ chuyên chế (Charles Đệ nhất của Anh và Louis Thập lục của Pháp), thành lập chế độ quân chủ nghị viện (lập hiến) –> vua tìm cách giành lại quyền lực nhưng thất bại, bị xử tử, chế độ cộng hòa được thành lập –> nền cộng hòa bị thao túng bởi một cá nhân và trở thành 1 nền độc tài (Oliver Cromwell ở Anh và Napoleon Bonaparte ở Pháp) –> nền độc tài cộng hòa sụp đổ, và chế độ quân chủ chuyên chế quay trở lại (Charles Đệ nhị và Louis Thập bát) mặc dù thế lực đã yếu hơn xưa rất nhiều và chỉ chờ ngày sụp đổ tiếp theo –> cả 2 nước đều cần những cuộc cách mạng tiếp theo để trở thành những nền dân chủ tư sản như ta thấy hiện nay (đối với Anh là cuộc Cách mạng Vinh quang, và Pháp là những cuộc cách má ng 1830, 1848, và Pháp-Phổ chiến tranh).
Điểm khác nhau chính của 2 cuộc cách mạng Anh và Pháp là ở mức độ có liên quan của giai cập quý tộc và hậu quả của nó. Nên nhớ, vua chỉ là 1 trong 3 thế lực cai trị của chủ nghĩa phong kiến. Hai thế lực kia là quý tộc và tăng lữ.
Nhiều sử gia cho rằng cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc nội chiến hơn là cách mạng giai cấp. Trong phe nghị viện của Anh, có rất nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc. Những người này cũng căm ghét sự độc đoán của Charles như giới tư sản. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, một số đông quý tộc đứng về phía nghị viện và giữ nhiều vai trò lãnh đạo quan trọng. Kết quả là khi phe nghị viện thắng, chỉ có một số quý tộc đứng về phe bảo hoàng là mất hết quyền lợi. Trong khi quyền lợi (chính trị và kinh tế) của giới quý tộc trong phe nghị viện vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến ngày nay, giới quý tộc Anh vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Cuộc cách mạng thực sự đánh dấu chấm hết cho tầng lớp quý tộc Anh (trên thực tế) không là là cuộc cách mạng này, mà là cuộc cách mạng công nghiệp. Sol không rõ vai trò và ảnh hưởng của giới tăng lữ Anh như thế nào trong cuộc cách mạng này.
Cách mạng Pháp thì khác. Trong CM Pháp, giới tư sản (1/3 nghị viện) lãnh đạo quần chúng lật đổ không phải chỉ quyền lực của vua Pháp, mà còn toàn bộ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ Pháp.
Ngoài ra cũng cần nhắc đến rằng CM Pháp chịu ảnh hưởng của cách mạng Hoa Kỳ cụ thể là tuyên ngôn “mọi người sinh ra đều bình đẳng” và sự hình thành một chính quyền hoàn toàn không có giai cấp quý tộc. Đồng thời cũng cần để ý về mức độ đẫm máu, cực đoan của cách mạng Pháp: bỏ xa cách mạng Anh và Mỹ.
So sánh cách mạng tư sản Anh, CT giành độc lấp Mĩ vs Cách mạng tư sản Pháp.
Một số bài viết tổng hợp từ diễn đàn:
bài làm 1:
* Cách mạng tư sản Anh:
– Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
– Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân
– Hình thức: Nội chiến.
– Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến
– Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.
* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:
– Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển
– Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ
– Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc.
– Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
– Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.
* Cách mạng tư sản Pháp:
– Nhiệm vụ và mục tiêu: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
– Lãnh đạo cách mạng: tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
– Hình thức: Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
– Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
– Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.
bài làm 2:
Trong cuộc cách mạng Mỹ, phe độc lập, lãnh đạo bởi giới địa chủ, tư sản Mỹ đấu tranh chống lại đế quốc Anh, lãnh đạo bởi giới tư sản, địa chủ Anh. Tính chất giai cấp không có ý nghĩa nhiều, mặc dù nếu đọc bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, ta sẽ thấy phần lớn là phê phán và nêu ra các oán hận của người Mỹ với vua George III của Anh Quốc, nhưng lực lượng nắm quyền thực sự ở Luân Đôn là nghị viện Anh, chứ không phải Anh hoàng.
Vế cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc), lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.
Ngoài ra 2 cuộc cách mạng này còn rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không quan trọng bằng các điểm nói trên. Ví dụ: cả hai đều bắt đầu bằng việc vua cần tiền đắp vào ngân khố nên mới triệu tập quốc hội –> quốc hội nổi loạn lật đổ nền quân chủ chuyên chế (Charles Đệ nhất của Anh và Louis Thập lục của Pháp), thành lập chế độ quân chủ nghị viện (lập hiến) –> vua tìm cách giành lại quyền lực nhưng thất bại, bị xử tử, chế độ cộng hòa được thành lập –> nền cộng hòa bị thao túng bởi một cá nhân và trở thành 1 nền độc tài (Oliver Cromwell ở Anh và Napoleon Bonaparte ở Pháp) –> nền độc tài cộng hòa sụp đổ, và chế độ quân chủ chuyên chế quay trở lại (Charles Đệ nhị và Louis Thập bát) mặc dù thế lực đã yếu hơn xưa rất nhiều và chỉ chờ ngày sụp đổ tiếp theo –> cả 2 nước đều cần những cuộc cách mạng tiếp theo để trở thành những nền dân chủ tư sản như ta thấy hiện nay (đối với Anh là cuộc Cách mạng Vinh quang, và Pháp là những cuộc cách má ng 1830, 1848, và Pháp-Phổ chiến tranh).
Điểm khác nhau chính của 2 cuộc cách mạng Anh và Pháp là ở mức độ có liên quan của giai cập quý tộc và hậu quả của nó. Nên nhớ, vua chỉ là 1 trong 3 thế lực cai trị của chủ nghĩa phong kiến. Hai thế lực kia là quý tộc và tăng lữ.
Nhiều sử gia cho rằng cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc nội chiến hơn là cách mạng giai cấp. Trong phe nghị viện của Anh, có rất nhiều người thuộc tầng lớp quý tộc. Những người này cũng căm ghét sự độc đoán của Charles như giới tư sản. Do vậy khi chiến tranh nổ ra, một số đông quý tộc đứng về phía nghị viện và giữ nhiều vai trò lãnh đạo quan trọng. Kết quả là khi phe nghị viện thắng, chỉ có một số quý tộc đứng về phe bảo hoàng là mất hết quyền lợi. Trong khi quyền lợi (chính trị và kinh tế) của giới quý tộc trong phe nghị viện vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến ngày nay, giới quý tộc Anh vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Cuộc cách mạng thực sự đánh dấu chấm hết cho tầng lớp quý tộc Anh (trên thực tế) không là là cuộc cách mạng này, mà là cuộc cách mạng công nghiệp. Sol không rõ vai trò và ảnh hưởng của giới tăng lữ Anh như thế nào trong cuộc cách mạng này.
Cách mạng Pháp thì khác. Trong CM Pháp, giới tư sản (1/3 nghị viện) lãnh đạo quần chúng lật đổ không phải chỉ quyền lực của vua Pháp, mà còn toàn bộ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ Pháp.
Ngoài ra cũng cần nhắc đến rằng CM Pháp chịu ảnh hưởng của cách mạng Hoa Kỳ cụ thể là tuyên ngôn “mọi người sinh ra đều bình đẳng” và sự hình thành một chính quyền hoàn toàn không có giai cấp quý tộc. Đồng thời cũng cần để ý về mức độ đẫm máu, cực đoan của cách mạng Pháp: bỏ xa cách mạng Anh và Mỹ.
+Cách mạng tư sản Anh: là 1 cuộc nội chiến.
+Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: chiến tranh giải phóng dân tộc.
+Cách mạng tư sản Pháp: tổng hợp cả 2 hình thức trên.