so sánh 2 cụm từ ”ta với ta”trong 2 bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

By Faith

so sánh 2 cụm từ ”ta với ta”trong 2 bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

0 bình luận về “so sánh 2 cụm từ ”ta với ta”trong 2 bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà”

  1. Trong bài “Qua đèo ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nỗi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng, “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể. Còn “ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

    #HỌC TỐT NHA!

    Nocopy

    Trả lời
  2. * Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc.

    * Khác nhau:

    – Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

    – Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

    – Cụm từ ta với ta:

    + Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của bà trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ không quen ai.

    + Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn bền vững vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn của họ.
    Nếu hay cho tớ xin 5sao+cám ơn(nếu được thì cho tớ xin cautraloihaynhat)nhé!

    Trả lời

Viết một bình luận