So sánh bài bánh trôi nước và những câu hát than thân với mô típ mở đầu bằng thân em để chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung của đoạn cần trước

So sánh bài bánh trôi nước và những câu hát than thân với mô típ mở đầu bằng thân em để chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung của đoạn cần trước 23h10′

0 bình luận về “So sánh bài bánh trôi nước và những câu hát than thân với mô típ mở đầu bằng thân em để chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung của đoạn cần trước”

  1. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

    So sánh với : 

    – Thân em như tấm lụa đào

    Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.

    – Thân em như quế giữa rừng

    Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.

    * Giống nhau : 

    – Đầu bài thơ đều bắt đầu bằng cụm từ ” thân em”.

    – Mở đầu bằng từ ” thân em ” ở mỗi bài ca dao đều là lời nói ý tứ chứa một nỗi lòng, cảm xúc tùy thuộc nội dung bài ca dao hướng đến.

    ** Khác nhau :

    + Khác nhau về cách dùng, ý nghĩa nội dung khi sử dụng cụm từ ” thân em ” :

    – Bánh trôi nước : cụm từ” thân em ” là một lời nói hết sức ý tứ và có chút gì đó nói về sự tự hào về thân thể của bản thân : trắng trẻo, đầy đặn và căng tràn sức sống.

    – Hai câu ca dao trên : Cụm từ ” thân em ” như một lời than thân, nói lên sự đau khổ về số phận, cuộc đời của họ.

    Bình luận
  2. + Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

    + Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

    + Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

    Bình luận

Viết một bình luận