so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây về các phương diện sau: thời gian hình thành và tên quốc gia, nền kinh tế chính, tầng lớp xã hội

By Kinsley

so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây về các phương diện sau: thời gian hình thành và tên quốc gia, nền kinh tế chính, tầng lớp xã hội, thể chế nhà nước, các thành tựu đạt được

0 bình luận về “so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây về các phương diện sau: thời gian hình thành và tên quốc gia, nền kinh tế chính, tầng lớp xã hội”

  1. *Phương Đông:

    -Thời gian: từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.

    – Địa điểm xuất hiện: lưu vực sông lớn ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ.(Châu Á, châu Phi).

    – Tên quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ.

    – Kinh tế chính là nồn nghiệp (lúa nước)

    – Cư dân đã biết làm thủy lợi: đắp đê ngăn lũ, đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng. -> Thu hoạch lúa ổn định hằng năm.

    – Chia 3 tầng lớp:

    + Qúy tộc (Vua, quan lại, tăng lữ): có nhiều của cải và quyền thế.

    + Nông dân công xa: đông nhất, là lực lượng lao động chính.

    + Nô lệ: hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận thấp kém

    – Nhà vua đứng đầu đất nước; có quyền lực tuyệt đối.

    + Đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.

    + Đại diện của thần linh dưới trần gian.

    -Dưới vua là 1 bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương để giúp vua thu thuế, xây dựng cung điện, đền, tháp, chỉ huy quân đội.

    => Chế độ chuyên chế cổ đại.

    – Biết làm lịch và dùng lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian dùng bóng nắng mặt trời.

    – Chữ viết: sáng tạo ra chữ tượng hình.

    – Toán học: phát minh ra phép đếm -> 10; các số từ 1-> 9 và số 0; tìm ra pi=3,16

    – Kiến trúc điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), Vạn lý Trường Thành (TQ); khu đền tháp cổ (ẤN Độ),…

    *Phương Tây:

    – Thời gian: đầu thiên niên kỉ I TCN.

    – Địa điểm: trên các bán đảo: Ban Căng và Ý (ven biển Địa Trung Hải).

    – Tên quốc gia: Hi Lạp, Rô-ma.

    – Kinh tế chính là thủ công nghiệp:(làm đồ gốm, làm đồ mỹ nghệ, làm rượu nho, làm dầu ô-liu,..)

    – Thương nghiệp: + Bán: Sản phẩm thủ công

                                 + Mua: lúa mí và súc vật.

    – Trồng cây lâu năm: cây nho, ô-liu, cam, chanh…

    – Gồm 2 giai cấp:

    – Chủ nô: gồm: (chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn) rất giàu có và có thế lực chính trị; sở hữu nhiều nô lệ.

    – Nô lệ: số lượng đông đảo; là lực lượng lao động chính; bị chủ nô đối xử và bóc lột tàn bạo.

    – Giai cấp thống trị: chủ nô- nắm mọi quyền hành.

    – Nhà nước do chủ nô bầu ra và  làm việc theo thời hạn.

    – Nô lệ ko có quyền con người.

    => Chế độ chiếm hữu nô lệ.

    – Sáng tạo ra dương lịch:

    + 1 năm có 365 ngày và 6 giờ -> chính xác hơn Âm lịch.

    – Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c…

    – Các ngành khoa học: (Số học, hình học, thiên văn, địa lí, lịch sử, văn học,..): đặt nên móng cho khoa học ngày nay.

    – Kiến trúc điêu khắc: đền Pác-tê-nông (Hi Lạp), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ (Milô)

    Trả lời

Viết một bình luận