so sánh chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ và Tây Âu ? Nêu ý kiến của em có ủng hộ chính sách đó không ? Vì sao
so sánh chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ và Tây Âu ? Nêu ý kiến của em có ủng hộ chính sách đó không ? Vì sao
* NƯỚC MĨ 1945 – 2000
Đối nội:
1945 – 1973
– Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
– Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Làm giàu từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
+ Ứng dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật.
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước.
+ Các công ti, tập đoàn có sức cạnh tranh lớn, hiệu quả.
– Khởi đầu cuộc CM khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu lớn.
Từ 1973, kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối:
– 1973 – 1991: khủng hoảng, suy thoái nhưng vẫn số 1 TG
– 1991 – 2000: có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn số 1 TG
– Nguyên nhân:
+ Cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản
+ Các cuộc suy thoái, khủng hoảng
+ Chi phí quân sự khổng lồ
+ Chênh lệch giàu nghèo quá lớn
Đối ngoại
Triển khai chiến lược toàn cầu, tham vọng bá chủ thế giới
– Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ CNXH
+ Đàn áp PT cách mạng TG.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
– 1945 – 1973: phát động Chiến tranh lạnh, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc để chống lại cách mạng của các dân tộc.
– 1973 – 1991: chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô (1989).
– 1991 – 2000:
+ Chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu cơ bản: 1. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu; 2. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; 3. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
+ Muốn thiết lập trật tự “đơn cực” nhưng ko dễ gì thực hiện.
Tây Âu
1945 – 1950:
– Kinh tế: phục hồi nhờ viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Mác-san”
– Đối ngoại: gia nhập NATO, trở lại xâm lược các thuộc địa cũ. CH Liên bang Đức thành lập (1949) trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ.
1950 – 1973:
– Kinh tế: trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
– Nguyên nhân: +Áp dụng thành tựu CM KH-KT.
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài: viện trợ của Mĩ, nguyên liệu giá rẻ từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác hiệu quả trong Cộng đồng châu Âu (EC)
– Đối ngoại: tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, cố gắng đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại
1973 – 1991:
– Kinh tế phát triển xen kẽ khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thất nghiệp.
– Đối ngoại: + 11/1971, kí kết hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa CH Liên bang Đức và CHDC Đức làm tình hình châu âu dịu đi.
+ 1975, tham gia Định ước Henxinki.
+ 11/1989, bức tường Beclin bị phá bỏ, nước ĐỨC tái thống nhất (1990).
1991 – 2000
– Kinh tế phục hồi và phát triển; vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới
– Đối ngoại: có sự điều chỉnh trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc và trật tự hai cực Ianta tan rã (Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ; Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế; các nước mở rộng quan hệ với châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh, các nước Đông Âu và SNG)
– Em không ủng hộ chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ và Tây Âu. Vì:
+ Bên cạnh mục tiêu phát triển, phục hồi kinh thế của hai nước. Còn có một âm mưu khủng khiếp của hai nước này đó là xâm lược, chống phá cách mạng cộng sản, phong trào công nhân và phong trào quốc tế => Đây chính là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Chính vì chính sách tàn bạo của Mĩ, Tây Âu đã khiên nhiều nước thuộc địa trên thế giới phải đấu tranh để giành lại độc lập, quyền sống của nước mình. Gây ra nhiều sự hi sinh, mất mát thảm khốc cho nhân loại.
$????????????????????????????????????????????47$
Những điểm chung :
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 : chiến tranh lạnh, đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…
+ Từ sau những năm 80 đến năm 1991 : tạo điều kiện cho xu thế đối thoại, hòa hoãn dẫn tới chấm dứt chiến tranh lạnh…
+ Chính sách đối ngoại của các nước đều có sự điều chỉnh qua các thời kì cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Những điểm riêng :
+ Pháp, Đức trở thành đối trọng với Mĩ…
+ Tây Âu mở rộng quan hệ quốc tế với các nước ở Á, Phi, Mĩ Latinh…
+ Nhật Bản củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vực…
Trong khi liên kết với nhau giữa các nước Mĩ, Nhật, Anh, Đức… ngày càng vươn lên cạnh tranh gay gắt với nhau thì nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế, dẫn đến sự hình thành ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ)
???????????? ???????????? ????????ấ???? ạ