-So sánh địa hình và trình bày đặc điểm địa hình Tây Á ,Đông Á ,Nam Á – quan sát bảng 11.2 nhận xét sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ấn độ theo thời gian

By Mackenzie

-So sánh địa hình và trình bày đặc điểm địa hình Tây Á ,Đông Á ,Nam Á
– quan sát bảng 11.2 nhận xét sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ấn độ theo thời gian
– Ấn Độ là nhóm nước có kinh tế như thế nào
Đặc điểm kinh tế ấn độ

0 bình luận về “-So sánh địa hình và trình bày đặc điểm địa hình Tây Á ,Đông Á ,Nam Á – quan sát bảng 11.2 nhận xét sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ấn độ theo thời gian”

  1. 1. So sánh địa hình và trình bày đặc điểm địa hình Tây Á ,Đông Á ,Nam Á

    a. Tây Nam Á

    – Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên:

       + Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.

       + Phía tây nam: sơn nguyên A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà.

    – Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, nột phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

    – Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ.

    b. Đông Á

    – Phần đất liền:

       + Địa hình đa dạng:

    Các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía tây Trung Quốc.

    Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

       + Sông ngòi:

    3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.

    Chế độ nước: nước lơn vào cuối hạ đầu thu, nước cạn vào cuối đông xuân.

    Phần hải đảo: nằm trong “ vành đai lưa Thái Bình Dương”, là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

    c. Nam Á

    có 3 miền địa hình:

    – Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc- đông nam.

    – Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

    – Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

    Trả lời

Viết một bình luận