So sánh điểm khác nhau giữa hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 và hiệp ước Hác-măng năm 1883 để thấy được âm mưu xảo quyệt của Pháp
So sánh điểm khác nhau giữa hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 và hiệp ước Hác-măng năm 1883 để thấy được âm mưu xảo quyệt của Pháp
Hiệp ước Hác-măng (1883)
-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào đất Nam Kì thuộc Pháp
– Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
– Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
– Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của các quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
– Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
– Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
– Cơ bản có nội dung giống với hiệp ước 1883, chỉ khác chút về ranh giới khu vực Trung Kì (đất Trung Kì được mở rộng đến hết tỉnh Ninh Thuận).
=>Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884
Hoàn cảnh:
– Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
– Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
– Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
=> Kết luận chung:
– Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 – 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây:
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.