so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hệ thống vecsxai – oasinton và trật tự hai cực ianta https://hoidap247.com/static/img/icon-recipe1.png

By Kinsley

so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hệ thống vecsxai – oasinton và trật tự hai cực ianta
https://hoidap247.com/static/img/icon-recipe1.png

0 bình luận về “so sánh điểm tương đồng và khác biệt của hệ thống vecsxai – oasinton và trật tự hai cực ianta https://hoidap247.com/static/img/icon-recipe1.png”

  1. * Giống nhau:

    –  Cả hệ thống Vecsxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

    – Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

    –  Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc).

    *Khác nhau:

    – Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo hệ thống Vecsxai – Oasinhtơn là sự hiện diện của cực Liên Xô.

    – Trật tự hai cực Ianta đó là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và hệ thống Tư bản Chủ nghĩa mà đại diện là cực Liên Xô và cực Mỹ. Mặt khác, nó có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới.

    – Trật tự theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.

    – Về cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòa ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau. Trật tự hai cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn.

    – Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,…).

    – Trong trật tự hai cực Ianta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mỹ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng đưa thế giới đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh.

    – Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau.Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh và hình thành xu thế thế giới mới.

    học tốt

    xin hay nhất

    Trả lời
  2. I . Giống nhau

    Thứ nhất, là kết quả của những lần chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại ( hai lần chiến tranh thế giới:chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai ) .

    Thứ hai, do các cường quốc thắng trận thiết lập lên để phục vụ, giải quyết những vấn đề về quyền lợi nhằm đáp ứng những lợi ích cao nhất của họ.

    Thứ hai, đem lại quyền lợi cho các nước thắng trận và đưa ra những quyết sách trừng phạt đối với các nước bại trận .

    Thứ ba, đều là kết quả của các hội nghị quốc tế lớn do các nước thắng trận hoặc những nước có vai trò và vị thế lớn trên trường quốc tế.

    Thứ tư, thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới , giải quyết vấn đề hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh.

    II . Khác nhau

    1.Hội nghị thành lập các trật tự thế giới Vécsai- Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta

    1.1. Bối cảnh diễn ra Hội nghị

    Hội nghị Vécxai- Oasinhtơn

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , các nước thắng trận đã họp Hội nghị hòa bình ở Vécsalles 9 ( thuộc ngoại đô thủ đô Pari của Pháp ) để phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình , an ninh mới sau chiến tranh . Hội nghị được tiến hành trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến to lớn do kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại .

    Trước hết , đó là cuộc cách mạng tháng Mười Nga – 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi. Nó đã chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới nữa. Bản đồ chính tại thế giới đã thay đổi: Chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện và chiếm 1/6 diện tích trái đất. Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới và “ đe dọa” sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề đang được đặt ra đối với giới cầm quyền các nước tư bản là: Làm sao đó để tiêu diệt được nước Nga Xô viết để tiếp tục duy trì sự yên ổn của mình.

    Thứ hai, do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ và dâng lên mạnh mẽ suốt những năm 1918-1923 ở cả châu Âu và các nước phụ thuộc. Cao trào này đang giáng những đòn đả kích mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc. Giới cầm quyền các nước tư bản lo sợ rằng, cứ tình hình này sẽ có nhiều nước như nước Nga Xô viết ra đời ở châu Âu và hậu phương của họ ở các nước thuộc địa cũng bị đe dọa, cho nên trong các nước tư bản khống chế và tranh giành nhau sau chiến tranh, nhưng các nước này vẫn có một điểm chung là tìm cách đần áp và chống lại cao trào cách mạng.

    Thứ ba, tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau chiến tranh đã thay đổi căn bản. Ba nước đế quốc lớn, hung hãn: Đức , Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kì bị sụp đổ. Bản thân các nước thắng trận cũng có sự thay đổi,kẻ vươn lên sau chiến tranh là Mỹ. Qua cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, giới tư bản Mỹ đã vươn lên mạnh mẽ, thu lợi nhuận với 24 tỉ USD, là nước đứng đầu vế kinh tế, tài chính và một tiềm năng quân sự đáng nể. Do đó, trong Hội nghị Vécsailles, Mỹ là nước có tiếng nói uy lực nhất, là chủ nợ của các nước châu Âu. Trước chiến tranh, Anh là nước đứng đầu thế giới tư bản về nhiều mặt, sau chiến tranh thì tiềm lực và uy lực của Anh giảm nhiều, nhưng tham vọng thì vẫn còn rất lớn. Pháp cũng là đế quốc đứng hàng thứ hai trên nhiều lĩnh vực trước chiến tranh, Pháp có lực lượng quân sự mạnh nhất giới tư bản. Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ran gay cả trên đất Pháp làm cho Pháp bị tổn thất nhiều, cho nên tiềm năng của Pháp cũng như không còn như trước.

    Như vậy, cả hai cường quốc lâu đời ở châu Âu là Anh và Pháp tuy là kẻ chiến thắng trong chiến tranh nhưng kinh tế bị kiệt quệ nặng nề, tài chính không ổn định, phải trông mong vào sự vay mượn và giúp đỡ của Mỹ mới giải quyết được những khó khăn do chiến tranh gây ra.

    Italia là đế quốc thắng trận, nhưn g lại là đồng minh yếu kém nhất, tình hình kinh tế không ổn định, chính trị rối ren bởi những cuộc chiến tranh, giai cấp gay gắt trong nước, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho chủ nghĩa phát xít hình thành. Tuy vậy, tham vọng của Italia ở bán đảo Ban căng và Trung Cận Đông là không nhỏ. Nhật Bản vươn lên trong chiến tranh, đang tỏ rõ mưu đồ muốn khống chế cả vùng châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản đến Hội nghị này với dã tâm và tham vọng rất lớn.

    Trả lời

Viết một bình luận