So sánh đời sống, sinh sản và cấu tạo ngoài của thỏ và chim.

So sánh đời sống, sinh sản và cấu tạo ngoài của thỏ và chim.

0 bình luận về “So sánh đời sống, sinh sản và cấu tạo ngoài của thỏ và chim.”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a, Đời sống :

    – Chim bồ câu : 

    + Sống trên cây, bay giỏi

    + Có tập tính làm tổ

    + Là động vật hằng nhiệt

    – Thỏ : 

    + Thỏ đào hang

    + Ẩn nấp trong hang, trong các bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. 

    + Kiếm ăn vào ban ngày và bân đêm

    + Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm 

    + Là động vật hằng nhiệt 

    b, Cấu tạo ngoài

    – Chim bồ câu :

    + Thân hình thoi, cổ dài khớp đầu với thân, hàm không có răng, có vỏ sừng bao bọc

    + Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau

    + Da khô có phủ lông vũ, lông vũ chia thành lông ống và lông tơ. Lông ống có phiến rộng tạo thành cánh và đuôi. Lông tơ chỉ có trùm sợi lông mảnh, phủ toàn thân chim

    + Tuyến phao câu tiết dịch nhờn

    – Thỏ : 

    + Bộ lông mao dày, xốp giúp giữ nhiệt tốt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.

    + Chi ( có vuốt )  chi trước ngắn dùng để đào hang và di chuyển.

                                 chi sau dài, khỏe dùng để bật nhảy xa, chạy trốn nhanh khỏi kẻ thù.

    + Giác quan  Mũi thính và lông xúc giác nhanh nhạy để thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, môi trường.

                           Tai thính, vành tai lớn dài cử động để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù 

    Bình luận
  2. Thỏ

    – Đời sống

    + Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

    + Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

    + Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm nên khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

    + Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm nên trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

    + Là động vật hằng nhiệt.

    – Đặc điểm sinh sản

    + Thỏ đực có cơ quan giao phối.

    + Thụ tinh trong.

    + Trứng phát triển trong ống dẫn trứng, ​phôi và nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. 

    + Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.

    + Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

    + Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

    + Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.

    + Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ.

    Chim bồ câu

    – Đặc điểm về đời sống của chim bồ câu là:

    + Sống trên cây và bay giỏ.

    + Ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi.

    – Chúng có tập tính là:

    + Làm tổ, ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con.

    – Chúng sinh sản là:

    + Thụ tinh trong.

    + Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 trứng.

    + Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi bao bọc.

    – Các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của chúng là:

    + Thân: Hình thoi giúp làm giảm sức cản không khí khi bay.

    + Chi trước: Cánh chim giúp cho việc bay trên không.

    + Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi hạ cánh.

    + Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng giúp tạo thành cánh, đuôi chim làm vai trò bánh lái.

    + Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

    + Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm cho đầu chim nhẹ.

    + Cổ: Dài, đầu khớp với thân giúp phát huy được tác dụng của giác quan( mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.. Thử các gợi ý bên dưới hoặc nhập truy vấn mới ở trên.

    – Sinh sản:

    +Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

    +Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi

    +Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

    Bình luận

Viết một bình luận