So sánh giai cấp công nhân việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn từ khi mới ra đời đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng?
So sánh giai cấp công nhân việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn từ khi mới ra đời đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng?
Bài này nói về giai cấp vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, để xem quan điểm bao quát hơn, xem giai cấp vô sản.
Giai cấp công nhân theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]Engels, người đã xác định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay còn được gọi là giai cấp vô sản. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản F.Engels định nghĩa:
“Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi”— Engels
Tuy vậy, không chính xác khi gọi giai cấp vô sản là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại.[1]
“Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”— Engels[2]
Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp công nhân đã có những biến đổi mới: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên phong, trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”.[3]
Tại Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân. Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v. Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v. cũng thuộc giai cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân.[4]
Cũng theo Hồ Chí Minh, đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, xây dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác. Do đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.[4]
Từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân.[5] và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng, thì chủ nhân của giai cấp công nhân ngày nay có thể cũng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mà theo điều 4 Hiến pháp 1992, là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của họ.
Quan niệm về giai cấp công nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.[6]
Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.[6]
Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay, cách mạng vô sản trên thế giới chưa (chứ dùng “không” là chưa chính xác) có điều kiện nổ ra, nhiều người không vì thế mà nghi ngờ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, những nhà kinh điển Marx – Lenin vẫn cho rằng, chừng nào mà quan hệ bóc lột vẫn còn, thì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo vẫn có cơ hội nổ ra, nhằm thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]