So sánh nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế 3 nước mĩ, tây âu, nhật bản

So sánh nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế 3 nước mĩ, tây âu, nhật bản

0 bình luận về “So sánh nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế 3 nước mĩ, tây âu, nhật bản”

  1. Nguyên nhân chung:

    – Dựa vào thành tựu KH-KT, điều chỉnh cơ cấu SX, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.

    – Trình độ tập trung tư bản và tập trung SX cao nên có sức SX và cạnh tranh lớn.

    – Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

    / Nguyên nhân riêng:

    – Mĩ:

    + Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang về cho Mĩ nhiều ưu thế (Mĩ tham gia chiến tranh muộn nên ít tốn kém, lợi dụng chiến tranh buôn vũ khí thu lợi….)

    + Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào tay nghề cao

    – Nhật Bản:

    + Chi phí cho quốc phòng ít (1%)

    + Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển.

    + Các công ty NB năng động, con người NB có truyền thống tự cường.

    – Tây Âu:

    + Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để tập trung vào các ngành kinh tế then chốt.

    + Tranh thủ giá nguyên nhiên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.

    + Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC.

    Bình luận
  2. * Nguyên nhân phát triển chung của KT Mĩ – Tây Âu- NB :

    – Dựa vào thành tựu KHKT , điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm

    – Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao có sức sản xuất cạnh tranh lớn và hiệu quả trong và ngoài nước

    – Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả

    *Nguyên nhân riêng:

    – Mĩ: Ít bị tổn thất trong CTTG 2, chiến tranh không xảy ra ở Mĩ; Mĩ được 2 đại dương bao bọc nên có điều kiện hòa bình để phát triển KT; hơn nữa Mĩ lợi dụng chến tranh để buôn bán vũ khí, làm giàu; Nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào

    – Tây Âu: biết lợi dụng nguồn vốn ở bên ngoài để tập trung vào các ngành KT then chốt, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC

    – Nhật: Ít phải chi tiêu cho quân sự (1% GDP) , biên chế hành chính gọn nhẹ, biết len lách vào thị trường các nước khác; có truyền thống tự lực, tự cường; biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài đề tập trung vào các ngành KT then chốt

    Bình luận

Viết một bình luận