So sánh phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật:

So sánh phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật:

0 bình luận về “So sánh phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật:”

  1. – Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật:

    +Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

    Sự khác biệt:

    -Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh phản xạ phản ứng.

    -Cảm ứng ở thực vật do thành phần đặc biệt bên trong thực hiện.

    VD: Hiện tượng cụp lá ở cây hoa trinh nữ chủ yếu là những biến đổi về trương nước ở các tế bào gốc, không phải do hệ thần kinh điều khiển.

    Bình luận
  2. Đáp án: Cảm ứng là một trong những đặc trưng cơ bản của các cơ thể sống, đó là sự cảm nhận những tác động, kích thích của môi trường và phản ứng lại các tác động, kích thích đó.

    – Cảm ứng ở thực vật chủ yếu là các phản ứng thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng hướng động và ứng động.

    – Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn. Hiện tượng cảm ứng xảy ra ở mọi cơ thể động vật đều là phản xạ. Tuy nhiên, một bộ phận cơ thể tách rời vẫn trả lời lại các kích thích, đó cũng là cảm ứng nhưng không phải là phản xạ, vì cảm ứng là đặc tính chung của mọi tổ chức sống. Phản xạ chỉ xảy ra khi còn đầy đủ các thành phần của một cung phản xạ (cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, trung ương, dây thần kinh li tâm và cơ quan trả lời), như vậy không phải, mọi hình thức cảm ứng đều là phản xạ. Chẳng hạn kích thích vào một chế phẩm cơ thần kinh, cơ cũng co; kích thích trực tiếp vào bắp cơ, cơ cũng co. Nhưng cơ cũng có thể co khi kích thích vào cơ quan thụ cảm, trường hợp này là phản ứng co cơ là một phản xạ, xảy ra khi còn đầy đủ các thành phần của một cung phản xạ; còn khi co cơ bằng kích thích trực tiếp vào bắp cơ hoặt kích thích chế phẩm cơ thần kinh, cơ co là do cơ hoặc thần kinh có khả năng phản ứng, nghĩa là tế bào cơ và tế bào thần kinh cí tính cảm ứng (có hưng tính).

    Cảm ứng là chung cho sinh giới, tuy nhiên đối với các sinh vật có cấp tổ chức khác nhau thì có những hình thức cảm ứng khác nhau.

    – Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh thể hiện ở mỗi dạng cấu trúc kể từ khi hình thành tổ chức thần kinh chính thức. Đó là :

    + Dạng thần kinh lưới, đặc trưng cho ruột khoang.

    + Dạng thần kinh chuỗi, đặc trưng cho giun, sán.

    + Dạng thần kinh hạch, đặc trưng cho sâu bọ, giáp xác, thân mềm.

    + Dạng thần kinh ống, đặc trưng cho động vật có xương sống.

    Bình luận

Viết một bình luận