SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ , THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN

SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ , THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN

0 bình luận về “SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ , THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN”

  1. Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý – Trần :
    Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
    Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

    Bình luận
  2. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

    * Giống nhau:

    – Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

    – Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

    – Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội

    * Khác nhau:

    – Luật pháp thời Lý – Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

    – Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

    ———————————————————————————————————-

    -Tình hình kinh tế:

    * Giống nhau:

    – Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

    + Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

    + Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

    + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

    – Thủ công nghiệp:

    + Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

    + Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

    – Thương nghiệp:

    + Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

    + Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

    => Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

    * Khác nhau:

     kẻ bảng bạn nhé:chia đôi

    Nông nghiệp

    Thời Lý – Trần

    – Tổ chức lễ “cày tịch điền”

    – Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.

    Thời Lê sơ

    – Không tổ chức lễ “cày tịch điền”
    – Chính sách ruộng đất: quân điền
    —————————————————————————————-

    Thủ công nghiệp

    Thời Lý – Trần

    – Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

    – Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…


    Thời Lê sơ
    – Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

    – Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

    ———————————————————————————————————-

    Thương nghiệp

    Thời Lý – Trần

    – Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

    Thời Lê sơ
    – Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý – Trần.

    ————————————————————————————————————–

    Thành phần quan lại

    Nhà nước thời Lý – Trần

    Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

    Nhà nước thời Lê sơ
    Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
    ——————————————————————————————————

    Tổ chức bộ máy chính quyền

    Nhà nước thời Lý – Trần

    – Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

    – Là nhà nước quân chủ quý tộc.

    Nhà nước thời Lê sơ

    – Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

    – Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

    ——————————————————————————————————-

    * Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

    điểm giống nhau:

    – Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

    – Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

    * Điểm khác nhau:

    – Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô – nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

    – Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

    ————————————————————————————————————-

    * Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:lê sơ

    – Về giáo dục, thi cử:

    + Ở các đạo, phủ đều có trường công.

    + Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

    – Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    – Về khoa học, nghệ thuật:

    + Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    + Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    + Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    * Khác với thời Lý – Trần:

    – Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

    – Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mớ

    ———————————————————————————————-
    Thời Lý (1009 – 1225)

    Các tác phẩm văn học

    Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

    Các tác phẩm sử học

    Đại Việt sử kí toàn thư.

    —–
    Thời Trần (1226 – 1400)

    Các tác phẩm văn học

    Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

    Các tác phẩm sử học:

    Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

    —–

    Thời Lê sơ (1428 – 1527)

    Các tác phẩm văn học

    Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

    – Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    Các tác phẩm sử học

    – Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

    Bình luận

Viết một bình luận