So sánh xu hướng cứu nước đầu thế kỉ 20 qua các phong trào.

By Isabelle

So sánh xu hướng cứu nước đầu thế kỉ 20 qua các phong trào.

0 bình luận về “So sánh xu hướng cứu nước đầu thế kỉ 20 qua các phong trào.”

  1. Bài Làm :

    – Tên các phong trào yêu nước tiêu biểu cuối thế kỷ XIX là: Phong trào Cần Vương (1885 – 1895), Khởi nghĩa yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1884 – 1913), Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

    – Tên các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX là: Đông Du (1905 – 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908), Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

    * So sánh:

    – Giống nhau: Xu hướng cứu nước của hai giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đều bắt nguồn từ lòng yêu nước thương dân, và có chung mục đích là đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước khỏi cơn nguy khốn.

    – Khác nhau:

    Nội dung so sánhXu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIXXu hướng cứu nước đầu thế kỷ XXMục đích

    – Chống Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.

    – Một số phong trào đấu tranh tự phát thì có mục đích là bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

    – Chống Pháp giành độc lập, thực hiện cải cách phát triển văn hoá – xã hội, cổ động cách mạng.Thành phần lãnh đạoVăn thân, sĩ phu yêu nước.Nhà nho yêu nước.Phương thức hoạt độngKhởi nghĩa vũ trang là chủ yếu.

    – Khởi nghĩa vũ trang.

    – Vận động thực hiện cải cách văn hoá – xã hội theo lối tư sản, mở trường học khắp nơi, tuyên truyền yêu nước.

    – Chuẩn bị lực lượng chống Pháp, tính đến khả năng liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

    Lực lượng tham giaTất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia, đặc biệt là nông dân. Lực lượng đông đảo nhưng so với Pháp còn quá chênh lệch.Tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên.

    Trả lời

Viết một bình luận