Soạn bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ? 2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bê

By Remi

Soạn bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?
2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?
3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào ?
Soạn bài Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
4. Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng :
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mật.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

0 bình luận về “Soạn bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ? 2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bê”

  1. Chú đi tuần

    Câu hỏi:

    1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?

    2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?

    3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào ?

    4. Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

    Trả lời:

    1.  Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, mọi người đều đã yên giấc ngủ say.

    2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.

    3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết: xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) các từ yêu mến, Lưu luyến và các chi tiết hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ tuần tra để giữ mái ấm nơi cháu nằm.

    Đó là tình cảm. Còn mong ước thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

    Nội dung: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

    Phân xử tài tình

    Câu hỏi:

    1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

    2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?

    3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

    4. Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng :

    a)  Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

    b)  Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mật.

    c)  Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

    Trả lời:

    1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cáp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

    2. Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:

    –  Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng

    –  Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.

    Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

    Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

    3. Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

    –  Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

    –  Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.

    – Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

    4. Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b)

    Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

    xin hn

    Trả lời

Viết một bình luận