soạn bài đập đá ở côn lôn không chép mạng

By Gianna

soạn bài đập đá ở côn lôn
không chép mạng

0 bình luận về “soạn bài đập đá ở côn lôn không chép mạng”

  1. Câu 1 : 

    Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn:

    – Không gian: Giữa đất Côn Lôn, núi non trập trùng

    – Điều kiện làm việc: Bị gông cùm, quát tháo, đánh đập

    – Tính chất công việc: Lao động khổ sai.

    → Công việc đập đá khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt.

    Câu 2 :

    – Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa:

        + Công việc khổ sai vất vả, khổ cực, bị thực dân Pháp đày đọa.

        + Người chiến sĩ đang thể hiện sức mạnh, ý chí, đang chinh phục những khó khăn, cản trở để đi tới thành công.

    – Giá trị nghệ thuật của 4 câu trên:

        + Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn, chinh phục khó khăn.

        + Đảo ngữ, đảo tính từ, động từ lên trước “lừng lẫy”, “xách búa”, “Ra tay” đã nhấn mạnh được sức mạnh, khí phách và ý chí của người chí sĩ.

        + Biện pháp nói quá “lở núi non”, “tan năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”: Khẳng định chiến công, tôn cao hình tượng oai phong, lẫm liệt của người anh hùng.

    → Khẩu khí tác giả: Đanh thép, hào hùng, hiên ngang, không chịu khuất phục.

    Câu 3 :

    – Ý nghĩa của 4 câu thơ cuối: Thể hiện tinh thần cách mạng bền bỉ, ý chí sắt đá và khẩu khí ngang tàng ở người anh hùng.

    – Cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả:

    Tạo thế tương quan đối lập:

        + Tháng ngày >< thân sành sỏi

        + Mưa nắng >< dạ sắt son.

    →Khó khăn gian khổ không làm chùn bước mà chỉ rèn thêm sự kiên cường, ý chí chiến đấu cho người chiến sĩ.

    So sánh tương đồng:

        + Gian nan-việc con con, lỡ bước

        + sự nghiệp cách mạng-việc vá trời

        + Chiến sĩ cách mạng-kẻ vá trời

    →Nổi bật hình ảnh người chiến sĩ yêu nước: Sự nghiệp cách mạng vô cùng thiêng liêng, là quá trình lâu dài. Người làm việc lớn thì phải sẵn sàng đón nhận và vượt qua thử thách.

    Trả lời
  2. 1 Hai câu đầu ( 2 câu đề )

    Vị thế và khí phách của người tù khổ sai

    – Vị thế : đứng giữa đất Côn Lôn -> thể hiện tư thế ngạo nghệ lẫm liệt,phi thường của người tù

    – Khí phách : lừng lẫy-> mạnh mẽ, phi thường

    2 Hai câu tiếp ( 2 câu thực)

    -Công việc của người tù : đập đá

    Xách búa-đánh tan-năm bảy đốn

    Ra tay-đập bể-mấy trăm hòn

    -> t/c công việc : vất vả,cực nhọc

    -> Tình thần của tác giả:tự giác,tích cực chinh phục thiên nhiên

    Trả lời

Viết một bình luận