Soạn bài : một thứ quà của lúa non : cốm Lưu ý : soạn theo bố cục ạ !!

Soạn bài : một thứ quà của lúa non : cốm
Lưu ý : soạn theo bố cục ạ !!

0 bình luận về “Soạn bài : một thứ quà của lúa non : cốm Lưu ý : soạn theo bố cục ạ !!”

  1. I.Tìm hiểu chung
    1. Tác giả
    – (1910-1942)
    – Nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
    – Sở trường: truyện ngắn
    – Phong cách: tinh tế, nhạy cảm, nhẹ nhàng, giàu chất thơ
    2. Tác phẩm
    – Thể loại: tùy bút
    + Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)
    + Thiên về bộc lộ cảm xúc
    + Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình
    -Xuất xứ: trích từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943)
    – Nội dung: Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về cốm
    – Bố cục: 3 phần
    + Phần 1: từ đầu … chiếc thuyền rồng (giới thiệu cốm và sự hình thành của cốm)
    + Phần 2: Ca ngợi giá trị của cốm
    + Phần 3: Bàn về cách thưởng thức cốm
    II. Tìmhiểu chi tiết
    1.Giới thiệu cốm và sự hình thành của cốm
    – Cơn gió:
    + Lướt qua vừng sen trên hồ làm con người cảm nhận hương thơm của lá
    + Cánh đồng xanh – mùi thơm mát của bong lúa non
    -Giọt sữa:
    + Trắng thơm
    + Hương vị ngàn hoa cỏ
    + Chất quý trong sạch của trời
    ⇒ Sự thanh nhã và tinh khiết
    -Chế biến
    + Có chuyên môn, khe khắt
    + Công thức: truyền từ đời nọ sang đời kia.

    + Ẩn chứa, mang theo vẻ đẹp của con người
    *Nghệ thuật:
    – Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
    – Hình ảnh giàu sức gợi, nên thơ
    – So sánh độc đáo
    * Nội dung:
    – Sự thanh nhã, tinh khiết của cốm
    – Sự khéo léo cúa người làm cốm
    – Sự trân trọng, tinh tế trong cảm nhận của tác giả
    2.Ca ngợi giá trị của cốm
    Giá trị của cốm được cảm nhận trên hai phương diện:
    -Cốm là một thức quà riêng biệt
    + Thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh
    + Hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết
    + Tượng trưng cho đồng quê, nội cỏ An Nam
    -Đồ sêu Tết
    + Hòa hợp màu sắc
    + Nâng đỡ hương vị
    + Tượng trưng cho hạnh phúc lâu bền
    *Nội dung:
    – Phê phán thói bắt chước, học đòi của những kẻ vô học
    – Khẳng định giá trị, bày tỏ niềm trân trọng với cốm
    3. Bàn về cách thưởng thức cốm
    – Cách thưởng thức bằng cảm nhận: tinh tế
    + Ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ
    + Hương vị:
    _ mùi thơm phức của lúa mới
    _ màu xanh của cốm, sự tươi mát của lúa non
    _ chất ngọt thanh đạm
    -Thưởng thức bằng suy nghĩ: sâu sắc
    + Nhẹ nhàng, chắt chiu
    + Kính trọng:
    _ Lộc của trời
    _ Khéo léo của người làm cốm
    _ Cố sức, nhẫn nại của Thần Lúa
    III. Tổng kết

    1.Nghệ thuật
    – Từ ngữ: sử dụng nhiều tính từ, từ láy
    – Ngôn ngữ: giàu cảm xúc, gợi hình, gợi cảm
    – Nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo
    – Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt
    2. Nội dung
    – Viết về cốm, một thức quà vừa giản dị, mộc mạc, vừa giàu giá trị văn hóa
    – Tác giả thể hiện ngòi bút tài hoa của mình, sự trân trọng và gìn giữ nền văn hóa truyền thống.

    Bình luận
  2. Câu 1:

       Bài tùy bút nói về cốm làng Vòng của Hà Nội. Tác giả đã sử dụng nhiều phương thức nhưng chủ yếu là biểu cảm.

    Câu 2: Từ đầu … sự trong sạch của Trời :

       – Tác giả mở đầu bằng những hình ảnh, chi tiết :

           + Hương thơm lá sen trong làn gió nhẹ mùa hè.

           + Hương thơm bông lúa trên cánh đồng xanh.

       – Tác giả tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn qua cảm giác về hương thơm lá sen, mùi lúa non, cảm nhận tinh tế về “giọt sữa” đông lại trong cái vỏ xanh xanh.

    Câu 3 :

       Tác giả nhận xét tục dùng hồng và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Màu sắc, hương vị hòa hợp, nâng đỡ lẫn nhau : xanh tươi + đỏ thắm, thanh đạm + ngọt sắc.

    Câu 4:

       “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước … nội cỏ An Nam”. Nhận xét của tác giả thật tinh tế, chính xác. Cốm được làm từ lúa non, một đặc trưng của đồng nội, mang trong mình hương vị mộc mạc, thanh khiết. Nó đã trở thành một món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế, nó còn gắn với phong tục văn hóa của dân tộc.

    Câu 5 :

       Đoạn cuối bàn về sự thưởng thức cốm. Tác giả vô cùng tinh tế và trân trọng cốm. Ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lúa non, cái dịu dàng, thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức con người.

    Câu 6:

       Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Khi miêu tả dòng sữa đông cứng hình thành hạt lúa non, làm nên hạt cốm; khi nhận định về sự hài hòa hồng và cốm; đặc biệt khi thưởng thức cốm.

    Cho mk 5* và ctlhn nha:)))

    Bình luận

Viết một bình luận