soạn bài những yêu cầu chung về sử dụng tiếng việt tài liệu học tập ngữ văn hải dương

By Aaliyah

soạn bài những yêu cầu chung về sử dụng tiếng việt tài liệu học tập ngữ văn hải dương

0 bình luận về “soạn bài những yêu cầu chung về sử dụng tiếng việt tài liệu học tập ngữ văn hải dương”

  1. 1. Về ngữ âm, chữ viết

    VD: Những lỗi về chữ viết do ảnh hưởng của phát âm không đúng chuẩn mực, hoặc do phát âm theo giọng địa phương:

    Các chữ viết saiChữa lạichia sẽchia sẻchín mùichín muồichỉnh chuchỉn chuchỉnh sữachỉnh sửachuẩn đoánchẩn đoáncó lẻcó lẽcổ máycỗ máycọ sátcọ xátđường xáđường sá

    Kết luận:

    – Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

    – Cần phát âm chuẩn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

    – Phải tôn trọng mọi quy định về ngữ âm, chữ viết.

    2. Về từ ngữ

    VD: Một số câu sử dụng sai từ ngữ do hiểu sai nghĩa của từ và sai trong cách kết hợp từ.

       + Cô ấy đẹp dã man → Cô ấy đẹp tuyệt vời

       + Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt → Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót.

    Kết luận:

    – Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

    – Cần dùng từ chính xác và đúng mục đích.

    – Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân.

    3. Về ngữ pháp

    VD1: Qua tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố cho ta thấy hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ

    Câu văn trên thiếu chủ ngữ, cần sửa lại:

    Qua tác phẩm “tắt đèn”, Ngô Tất Tố cho ta thấy hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ.

    Hoặc: Tác phẩm “tắt đèn”, Ngô Tất Tố cho ta thấy hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ.

    VD2: Cho đoạn văn:

    Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận, hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. Thế những nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

    → Từng câu trong đoạn văn trên đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có tính chặt chẽ, mạch lạc do các câu văn trong đoạn chưa được sắp xếp đúng, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ.

    Kết luận:

    – Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.

    – Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

    4. Về phong cách ngôn ngữ.

    VD1: Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và xẻo chả

    (tr 2, số 38, 2003) Từ “xẻo” với nghĩa là cắt gọn thành miếng, một phần nhỏ. Tuy nhiên “xẻo” trong phong cách viết thì không hay cho lắm. Có thể sửa lại từ “xẻo” thành từ “cắt”.

    VD2: “Hàng ngày, cô bé học trò ấy ngoài việc tham gia các chương trình người mẫu thời trang âm nhạc, còn đánh đàn pianô kiếm ăn ở khách sạn Ômni, Tân Thế Giới”

    (tr16. Số 43. 2006) Từ “kiếm ăn” – một từ thuộc phong cách khẩu ngữ chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp suồng sã, thân mật, khó mà có thể chấp nhận được ngôn ngữ báo chí. Sẽ là hợp lý hơn nếu thay nó bằng “để tăng thu nhập cho gia đình” hay “để có thu nhập riêng, giúp đỡ bố mẹ”.

    Kết luận: Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.

    II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

    VD: Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ

    Các từ “đứng”, “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:

       + “Đứng” hiên ngang, khí phách

       + “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy

    → Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng thành những thứ cụ thể

    Kết luận:

    – Khi nói hoặc viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực, mà cần sử dụng một cách sáng tạo.

    – Cần có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

    chúc hok tốt

    cho xin ctlhn

    Trả lời
  2. I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT

    1. Về ngữ âm và chữ viết.

    a) Hãy phát hiện lỗi về chữ viết và chữa lại cho đúng:

    – Không giặc quần áo ở đây

    – Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.

    – Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.

    Trả lời:

    – Không giặt quần áo ở đây. (từ “giặc” nói và viết sai phụ âm cuối)

    – Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. (từ “ráo” nói và viết sai phụ âm đầu)

    – Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi. (từ “lẽ” và “đỗi” sai dấu thanh => “lẻ”, “đổi”)

    b) Đọc đoạn hội thoại trang 65, SGK và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.

    Trả lời:

    Người Bác phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát âm chung trong ngôn ngữ toàn dân:

    – dưng mà = nhưng mà

    – giời = trời

    – bẩu = bảo

    – mờ = mà

    2. Về từ ngữ

    a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:

    – Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt

    – Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng

    – Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

    – Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

    Trả lời

Viết một bình luận