Soạn bài phò giá về kinhh ( ở đây có ai học lý tự trọng kontum thì trl giúp nhé )

Soạn bài phò giá về kinhh
( ở đây có ai học lý tự trọng kontum thì trl giúp nhé )

0 bình luận về “Soạn bài phò giá về kinhh ( ở đây có ai học lý tự trọng kontum thì trl giúp nhé )”

  1. Câu 1:Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

    Tụng giá hoàn kinh sư, nguyên văn chữ Hán được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

    – Cả bài gồm có 4 câu thơ.

    – Mỗi câu có 5 từ.

    – Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau.

    Câu 2:Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

    Nội dung bài thơ

    – Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc.

    – Hai câu sau: Lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

    Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

    Câu 3:Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

    Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau. Nghĩa là ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì, hoa mĩ; cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng.

    Luyện tập

    Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

    – Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

    – Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

     

    Bình luận
  2. 1. Tác giả: (1241-1294) là con thứ 3 của vua.

    Trần thái tông là vị tướng văn võ song toàn.

    2. ĐỌC và tìm hiểu chú thích (tự học)

    3.Tác phẩm :

    – Xuất xứ: – Bài thơ được tác giả sáng tác khi ông đi đón thái thượng hoàng trần thánh tông và vua trần nhân tông về thăng long(Hà Nội) năm 1285.

    – Thể thơ: đường luật: ngũ ngôn tứ tuyệt.

    II. Phân tích:

    1) 2 câu đầu:

    Đoạt sao chương dương độ

    Cầm hồ hàm tử quan.

    +) Liệt kê, phép đối.

    => Tái hiện hào khí chiến đấu ranh liệt của quân dân thời trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên mông.

    => Niềm phấn chấn, tự hào.

    2) 2 câu sau:

    thái bình tu trí lực

    vạn cổ thứ giang san.

    => việc xây dựng đất nước trong hòa bình.

    => mong muốn xây dựng 1 đất nước bền vững mãi mãi 

    => khát vọng hòa bình.

    Chúc bạn học thật tốt nha! Xin ctlhn và 5* ạ

    Bình luận

Viết một bình luận