<> — Viết thành văn bản hoặc gửi ảnh (ưu tiên viết thành văn bản)– *NHANH, HAY, KHÔNG SAO CHÉP=>CTLHN+5

By Amara

<>
— Viết thành văn bản hoặc gửi ảnh (ưu tiên viết thành văn bản)–
*NHANH, HAY, KHÔNG SAO CHÉP=>CTLHN+5*+CẢM ƠN*

0 bình luận về “<<Soạn văn bài Các thành phần biệt lập lớp 9 >> — Viết thành văn bản hoặc gửi ảnh (ưu tiên viết thành văn bản)– *NHANH, HAY, KHÔNG SAO CHÉP=>CTLHN+5”

  1. 1 – Trang 19 SGK:

    a) Có lẽ (thành phần tình thái)

    b) chao ôi (thành phần cảm thán)

    c) hình như (thành phần tình thái)

    d) ngờ ngợ, chả nhẽ (thành phần tình thái)

    2 – Trang 19 SGK

    Các từ tính thái chỉ độ tin cậy, xếp theo trật tự từ ít đến nhiều: dường như (văn viết) hình như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

    3 – Trang 19 SGK

    Trong ba từ “chắc, hình như, chắc chắn” thì “chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất, “hình như” có độ tin cậy thấp nhất.

    Tác giả chọn sử dụng từ “chắc” là từ có độ tin cậy ít hơn chắc chắn và cao hơn hình như, vì chiến tranh và nghĩa vụ với quê hương, đã lâu ông Sáu không gặp con, ông không thể “chắc chắn” là bé Thu sẽ chạy xô vào lòng ông, ôm lấy cổ ông ngày gặp mặt.

    4 – Trang 19 SGK

    Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

    Trả lời

Viết một bình luận