Soạn văn bài trợ từ , thán từ giúp mình đc không mọi người
Sách hướng dẫn học Văn lớp 8 ( tái bản lần thứ 4 )
Ko chép mạng nha
Soạn văn bài trợ từ , thán từ giúp mình đc không mọi người
Sách hướng dẫn học Văn lớp 8 ( tái bản lần thứ 4 )
Ko chép mạng nha
I. TRỢ TỪ
Câu 1:
Nghĩa của các từ khác nhau:
– Nó ăn hai bát cơm: thông báo khách quan
– Nó ăn những hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là nhiều
– Nó ăn có hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít.
Câu 2.
Các từ “những” và “có” ở các câu trong mục 1 là các trợ từ đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
II. THÁN TỪ
Câu 1:
a. Hai từ này thường được thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại, hoặc biểu thị tức giận khi nhận ra điều gì đó không tốt, hoặc ngược lại biểu hiện sự vui mừng, sung sướng (tất nhiên là khác nhau về ngữ điệu).
b. Thán từ “này” có khả năng tạo thành câu như câu nói trong đoạn văn của Nam Cao. Thán từ này cũng làm thành phần phân biệt của câu như “này, vâng” trong đoạn văn của Ngô Tất Tố. Từ “vâng” ở đây là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, trân trọng và có ý đang nghe họ nói.
Câu 2:
Chọn đáp án a, d
III. LUYỆN TẬP
Câu 1.
Các từ in đậm là trợ từ ở trong các câu: a, c, g, i và có tác dụng nhấn mạnh vào đối tượng được nói tới.
Câu 2
Giải thích ý nghĩa từ in đậm:
a. cả ba từ lấy đều là trợ từ nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.
b. – nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm, khác.
– đến: nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên.
c. cả: nhấn mạnh mức độ phạm vi.
d. cứ: biểu thị ý khẳng định về hoạt động sẽ xảy ra, nhấn mạnh việc lặp lại.
Câu 3.
a. Này, à.
b. Ấy.
c. Vâng.
d. Chao ôi.
e. Hỡi ơi….
Câu 4.
a. Kìa chúng bay đâu… kìa là lời gọi, thúc giục.
– Ha ha ! Cơm nguội… Ha ha là lời reo vui mừng vì đạt được ý muốn.
– Ái ái ! Lạy các cậu… Ái ái là tiếng kêu rên vì sợ và đau.
b. Than ôi ! Thời oanh liệt… là lời than nuối tiếc quá khứ.
Câu 5. Đặt câu
– Trời ơi! Bạn đang làm cái gì thế?
– Ơ kìa! Tôi đang làm phần đấy rồi mà!
– Này, giúp chị mở cửa lấy ánh sáng đi em!
– Ui da! Đau quá!
– A, mưa rồi kìa!
Câu 6. Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” khuyên ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu hiện sự lễ phép lịch sự.