Soạn văn bản:BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN. Theo gợi ý sau : Động từ – tìm nghệ thuật《

Soạn văn bản:BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN. Theo gợi ý sau :
Động từ
– tìm nghệ thuật《
Câu văn miêu tả
Hình dáng
– Dế Mèn + Dế Choắt 《
Hành động
Lưu ý : làm đúng theo gợi ý và đầy đủ, cảm ơn.

0 bình luận về “Soạn văn bản:BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN. Theo gợi ý sau : Động từ – tìm nghệ thuật《”

  1. Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

    a, Tóm tắt đoạn trích: Truyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

    – Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, xưng “tôi”

    – Bài văn có thể được chia làm 2 phần:

       + Phần 1 (từ đầu- sắp đứng đầu thiên hạ): Giới thiệu ngoại hình và tính cách của Dế Mèn

       + Phần 2: (phần còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên

    Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    a,Chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:

    – Ngoại hình:

       + Đôi càng mẫm bóng

       + Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

       + Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

       + Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

       + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

       + Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

    – Hành động:

       + Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt

       + Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

       + Đi đứng oai vệ

       + Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm

    => Ngoại hình cường tráng của chàng dế thanh niên mới lớn. Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách

    b,

       + Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

       + Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, ghê gớm…

    – Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

    => Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn làm nổi bật được tính cách con người.

    c, Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.

    Câu 3 ( trang 11 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

    Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường.

       + Gọi bạn là Dế Choắt

       + Ví von so sánh với gã nghiện thuốc phiện

       + Xưng hô ta- chú mày

       + Điệu bộ khinh khỉnh, giọng điệu ngang ngạnh, bề trên

       + Dế Mèn dửng dưng, thờ ơ không chịu giúp đỡ Dế Choắt

    => Dế Mèn cư xử lỗ mãng, trịch thượng, thái độ thờ ơ, dửng dưng

    Câu 4 ( trang 11 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

       + Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”

       + Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn

       + Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.

       + Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi

    => Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.

    – Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

    – Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

    Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

    – Hình ảnh những con vật được miêu tả giống hệt chúng trong thực tế.

       + Cặp hình ảnh, nhân vật đối lập: Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh >< Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật.

    – Tác giả sử dụng thủ pháp nhân cách hóa biến nhân vật trở nên sinh động, giống con người khi có hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ triết lí như con người

    – Các tác phẩm viết về loài vật được nhân cách hóa như: Cái Tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Dũng sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu, Sư tử và Cáo…

    Luyện tập (trang 11)

    Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Sau khi chôn Dế Choắt, Dế Mèn:

       + Từ thương cảm đến ân hận, đau xót. Càng thương Dế Choắt, Dế Mèn càng ân hận về hành động dại dột của mình.

    Dế Choắt ơi, cho tôi thành tâm xin lỗi anh thật nhiều. Tôi mong anh tha thứ cho sự dại dột, ngông cuồng nghĩ mình. Tôi ân hận lắm, tôi sẽ khắc ghi bài học đường đời đầu tiên đau đớn này. Tôi đã đánh mất một người bạn tốt như anh trong cuộc đời chỉ vì tôi kiêu căng, bồng bột. Từ nay, tôi xin hứa sẽ quyết tâm bỏ thói hung hăng, ngạo mạn, ích kỷ để sống có ích và ý nghĩa hơn.

    Bình luận

Viết một bình luận