“Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
1/ Chủ đề đoạn thơ trên là gì?
2/ Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ
3/ Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư
tưởng của đoạn thơ trên?

0 bình luận về ““Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông”

  1. 1/ Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương bị giày xéo .

    2/

    * Biện pháp tu từ:

    – so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”

    -> Tác dụng: gợi nỗi đau máu thịt. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

    – Câu hỏi tu từ:  “sao xót xa như….

    -> Tác dụng: thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng.

    3/ Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Chủ đề đoạn thơ: Xúc động về vẻ đẹp của quê hương, cội nguồn  và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị chà đạp.

    Câu 2:

    * Biện pháp tu từ:

    – Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay” (nói lên nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một

    phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa

    cũng như chính bản thân mình phải chịu đau khổ).

    – Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”…

    `->` Thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến cuối cùng.

    *Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ

    đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng, huyền ảo.

    Câu 3:

    – Bài thơ tự giúp tác gợi đến tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, trung thực, xúc động mà không bị tự do, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên trực quan, sống động. 

    Bình luận

Viết một bình luận