sự biến đổi các chất trong thức ăn trong hệ tiêu hóa

sự biến đổi các chất trong thức ăn trong hệ tiêu hóa

0 bình luận về “sự biến đổi các chất trong thức ăn trong hệ tiêu hóa”

  1. Giải thích các bước giải:

    Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

    – Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

    – Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

    Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

    + Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

    + Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

    Tiêu hóa ở ruột non

    Biến đổi lý học:

    + Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn

    + Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

    + Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ

    – Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng :

    + tinh bột và đường thành glucose

    + lipid => axit béo và glycerine 

    + protein => axit amin

    Bình luận

Viết một bình luận