sự biến đổi của kinh đô thăng long qua các thời kì lịch sử ?

By Ariana

sự biến đổi của kinh đô thăng long qua các thời kì lịch sử ?

0 bình luận về “sự biến đổi của kinh đô thăng long qua các thời kì lịch sử ?”

  1. Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ, Lê Thái Tổ sửa chữa lại hoàng thành do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại.

    Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16 kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Lê Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tông ở trong cung, Lê Thánh Tông cho xây lại Hoàng Thành mở rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8 tháng mới xong. Trong Hoàng Thành Lê Thánh Tông cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60)bao bọc cả điện Tường Quang, Quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.

    Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh… và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác. Đông Kinh ngày một điêu tàn.

    Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Đông Kinh. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động.

    Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh. ( hơi dài – chúc bạn học tốt , nếu bạn thấy câu trả lời của mk chưa đầy đủ thì bạn có thể tham khảo ý kiến của một số bạn khác -chúc bạn học tốt nhé )

    Trả lời
  2. Khi Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên 1 (Canh Tuất 1010) định đô ở Thăng Long thì nơi đó nguyên là phủ trị của chính quyền đô hộ nhà Đường, mới được họ Khúc giải phóng năm Bính Dần 906, song qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê nó vẫn mang tên là phủ Đô hộ. Phủ Đô hộ đã là một thành phố phát triển đông đúc, quy mô khá lớn .

    Thăng Long của nhà Lý, không kể Hoàng thành, nằm trong khu vực những tường lũy đắp đi đắp lại qua nhiều thời kỳ, gồm những đất ở phía nam và phía đông hồ Tây, đường ranh giới đi dọc bờ sông Tô Lịch ở phía tây, và sông Kim Ngưu ở phía nam còn khu cư dân ở phía đông giáp bờ sông Hồng. Qua bao nhiêu thế kỷ, địa giới đó ít có sự thay đổi.

    Về mặt hành chính, đất Thăng Long thời Lý – Trần là phủ Phụng Thiên, gồm 61 phường thôn. Triều đình đặt chức kinh sư đại doãn để cai trị, sau chức đó gọi là an phủ sứ, cấp bậc tương đương với một lộ hoặc một đạo ở trong nước .

    Điện Kính Thiên xây năm 1428, là nơi cử hành các nghi lễ triều đình phong kiến xưa.

    Sang đời Lê Sơ, năm Canh Tuất 1430, Thăng Long có tên là Đông Kinh, phủ Phụng Thiên chia làm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, gồm 36 phường, đứng đầu là chức Phủ doãn. Cách tổ chức đó được giữ suốt cả thời kỳ Hậu Lê với vài sự thay đổi nhỏ, như tên huyện đổi là Thọ Xương và Vĩnh Thuận.

    Đầu thế kỷ XIX, năm Minh Mạng 12 (Tân Mão 1831), Nguyễn Thánh Tổ bỏ Thăng Long, coi nó là lỵ sở của một tỉnh cũng như 29 tỉnh khác ở trong nước, lỵ sở của tỉnh Hà Nội và gọi là thành phố Hà Nội. Tỉnh Hà Nội có 4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân.

    Phủ Hoài Đức gồm 2 huyện là Thọ Xương và Vĩnh Thuận tương đương với địa giới kinh thành Thăng Long cũ và nội thành thành phố Hà Nội bây giờ.

    Địa giới đó là sông Hồng ở phía bắc và phía đông; sông Tô Lịch ở phía tây; phía nam là một đường vạch tiếp với sông Tô Lịch ở Ngã Tư Sở đi ngang ngã tư Vọng, qua ô Cầu Dền đến Cơ Xá nằm ở bên bờ sông Hồng (đường vạch gần như dòng chảy của sông Kim Ngưu nay đã bị cạn).

    Trả lời

Viết một bình luận