Sử dụng chất hoá học để diệt sâu bệnh có ưu và nhược điểm gì ? Những dấu hiệu sâu bệnh hại ?

Sử dụng chất hoá học để diệt sâu bệnh có ưu và nhược điểm gì ? Những dấu hiệu sâu bệnh hại ?

0 bình luận về “Sử dụng chất hoá học để diệt sâu bệnh có ưu và nhược điểm gì ? Những dấu hiệu sâu bệnh hại ?”

  1. Đáp án:

    Sử dụng chất hóa học diệt sâu bệnh ưu điểm là diệt sâu bệnh tận gốc nhược điểm là sẽ làm đất bị biến chất hóa học làm cây chậm phát triển ô nhiễm môi trường xung quanh những dấu hiệu khi la bị có chất nhờn xanh đậm trên lá và khi lá bị sâu thủng lỗ trên lá thì đó là dấu hiệu  bị sâu bệnh ăn 

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. Đáp án:*Ưu điểm:

    – Ít tốn công

    – Diệt nhanh

    – Có hiệu quả cao

    *Nhược điểm:

    – Gây ngộ độc cho người và gia súc

    – Ô nhiễm môi trường

     

    a. Sâu miệng nhai:

    – Ăn khuyết lá: Là triệu chứng phổ biến trên nhiều loại cây. Điển hình như sâu keo, sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh hại rau, sâu khoang, sâu xanh da láng, sâu đo, bọ dưa hại dưa, hại bầu, hại bí,…

    – Cuốn lá: Sâu non cuốn 1 hoặc vài lá làm tổ nằm trong đó ăn gặm biểu bì hoặc ăn khuyết đầu lá. Điển hình như sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá đậu, bông,…

    – Đục lớp biểu bì lá: Sâu non chui qua biểu bì đục ăn lớp tế bào nhu mô lá. Đường đục thường vòng vèo. Điển hình là sâu vẽ bùa, ruồi đục lá rau, cà chua….

    – Đục thân, đục cành: Tác hại này rất phổ biến và nguy hiểm với nhiều loài cây, làm khô gãy cành, cả cây bị chết.

    – Đục quả: Hầu hết các loài cây ngắn ngày và dài ngày có quả đều bị sâu đục (các loại đậu, bông, cà chua, các loại cây ăn quả). Đục quả chủ yếu do sâu non bướm như sâu đục bông, cà chua,… Đục quả do sâu non loài ruồi gây ra cũng rất phổ biến và nguy hiểm như ruồi đục quả bầu, bí, mướp, khổ qua và nhiều loài cây ăn quả (ổi, táo, mận,…)

    – Đục gốc và ăn rễ: Đục gốc điển hình như bọ hung đục gốc mía. Nhiều loài sâu non bọ cánh cứng sống dưới đất ăn phá rễ cây, điển hình như sâu non bọ nhảy gặm củ cải.

    b. Sâu chích hút và nhện

    Các sâu chích hút như bọ trĩ, rầy, rệp, bọ phấn, bọ xít và nhện thường có chung triệu chứng là:

    – Trên phiến lá, bẹ lá hoặc quả có các đốm và những mảng biến màu (vàng, hơi đỏ hoặc thân đen).

    – Lá nhỏ và xoăn: Bị nặng cả lá có thể khô vàng. Hiện tượng lá nhỏ và xoăn còn có thể do các sâu chích hút truyền bệnh virus, trường hợp này cây còi cọc, sinh trưởng rất kém, năng suất giảm nghiêm trọng (như với cà chua, dưa leo,…)

    – Một số điển hình khác như bọ trĩ, nhện gặm chích vỏ quả cây có múi gây hiện tượng da lu (da cám), rầy nâu.

    2. Triệu chứng bệnh gây hại cây trồng

     Các loài vi sinh vật gây bệnh cây cũng có những triệu chứng điển hình khác nhau.

    a. Bệnh do nấm

    Nấm là nhóm vi sinh vật gây hại phổ biến nhất trên các bộ phận và các loài cây như các đốm nâu, thán thư, đốm vàng, sương mai, phấn trắng…trên các cây rau, cây ăn quả.

    -Vết đốm hơi tròn hoặc có góc cạnh, khô, bị hại nặng nhiều vết liên kết làm khô cháy một mảnh lá (điển hình như bệnh đạo ôn gây cháy lá lúa, bệnh thán thư trên dưa,…). Trên vết bệnh già thường có các hạt đen nhỏ li ti là các ổ bào tử nấm.

    – Trên lá vết bệnh tương đối lớn, không có hình dạng rõ rệt, ở mép hoặc giữa phiến lá, lúc đầu màu xanh xám, sau chuyển màu nâu và khô. Trời ẩm trên vết bệnh có lớp sợi nấm như tơ màu trắng. Đây là triệu chứng của bệnh sương mai, mốc sương, phấn trắng thường thấy trên dưa leo, dưa hấu, bầu, bí, cà chua,…

    – Đầu và mép lá bị khô lan dần vào phía trong phiến lá là triệu chứng của bệnh cháy bìa lá thường thấy ở cây mai vàng, chôm chôm.

    – Vết đốm nâu trên quả, sau đó làm thối quả, điển hình là bệnh thán thư trên ớt, đu đủ,…

    – Lá vàng từ phía gốc trở lên, cây cằn cỗi, cuối cùng bị khô chết là bệnh lở cổ rễ, thường thấy ở cây rau màu (dưa, ớt, cà chua, đậu, bông,…) gọi chung là bệnh héo vàng.

    – Chỗ gốc cây giáp mặt đất bị khô teo lại, cây héo, đổ ngã và bị chết là bệnh lỡ cổ rễ, thường thấy ở cây rau, đậu khi còn nhỏ, cây con ở vườn ươm (bệnh chết ẻo cây con).

    – Trên cành có một mảng vỏ bị khô, màu trắng hoặc hồng làm lá vàng và rụng, cành khô héo dần là bệnh nấm hồng phổ biến trên các loại cây ăn quả. Bệnh nấm hạch cũng có triệu chứng tương tự bệnh nấm hồng thường thấy trên ớt, cà chua,…

    b. Bệnh do vi khuẩn

    – Đốm lá, cháy lá: Điển hình là các bệnh đốm sọc, bệnh đốm vi khuẩn trên dưa leo, rau cải, cà chua.

    – Thối thân do vi khuẩn thường thấy trên rau cải.

    – Héo xanh vi khuẩn là bệnh phổ biến và nguy hiểm trên nhiều cây rau, màu như cà chua, ớt, đậu cove, dưa leo, cây hoa cúc,… Cây đang sinh trưởng bình thường tự nhiên héo rũ trong khi lá còn xanh do vi khuẩn phát triển phá hủy mạch dẫn (phân biệt với bệnh héo vàng do nấm).

    Chú ý là khác với các bệnh do nấm thường khô, các vết bệnh do vi khuẩn thường có vẻ ướt, đôi khi sinh giọt mủ vàng, chỗ vết bệnh thối nhũn, có dịch nhờn, mùi hôi.

    c. Bệnh do virus

    Các bệnh do virus trên các loại cây có triệu chứng điển hình là lá nhỏ, có vệt biến màu loang lổ, đọt và lá non xoăn lại, cây thấp bé hẳn đi (hiện tượng xoăn lá).

    Triệu chứng chung của bệnh là biến màu và biến dạng trên đọt, lá non và toàn thân. Bệnh virus thường kèm theo triệu chứng do các sâu chích hút và cũng là môi giới truyền bệnh. Là nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm trên các cây cà chua, ớt, dưa leo, đu đủ,…

    d. Bệnh do tuyến trùng

    Tuyến trùng chủ yếu sống trong đất hại rễ cây làm rễ cây bị thối đen hoặc sinh các nốt sần trên rễ, cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết. Thường thấy trên các cây cà chua, rau muống.

     

    Bình luận

Viết một bình luận