Sự hình thành, phát triển, suy vong của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á

By Ayla

Sự hình thành, phát triển, suy vong của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á

0 bình luận về “Sự hình thành, phát triển, suy vong của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á”

  1. \

    Sự xuất hiện của công cụ bằng sắt làm cho sản xuất phát triển đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội thay đổi:

    • Giai cấp địa chủ chiếm nhiều ruộng đất.
    • Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
    • Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh gọi là quan hệ sản xuất phong kiến. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN.
    • – sự phát triển:
    • Về văn hóa:
      • Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
      • Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
      • Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc … với trình độ cao, rất nổi tiếng
    • Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.
    • Sự suy vong:
    • Cuối thời Minh – Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã dần lâm vào tình trạng suy thoái.
    • Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, hưởng lạc.
    • Những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.
    • Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến các triều đại Minh – Thanh suy yếu

    Trả lời
  2. – Thuận lợi

         + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

         + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

         + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

         + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

    – Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

    – Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

    – Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

    – Khó khăn

         + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

         + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

         + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

    Trả lời

Viết một bình luận