– Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
– Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
– Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.
Bạn tham khảo nhé!
Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
* Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:
– Vương quốc Campuchia của người Khơme
– Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.
– Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava….
* Thế kỷ X – XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:
– Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 – 1527).
– Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.
– Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)
– Đây cũng là giai đoạn kinh tế – văn hóa phát triển.
* Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu
* Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm
– Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
– Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
– Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.