sự khác nhâu của 2 cuộc cách mạng năm 1930-1931 và 1936-1939 về kẻ thù ,nhiệm vụ,hình thức đấu tranh,lực lượng tham gia,khẩu hiệu đấu tranh,phương phá

By Kennedy

sự khác nhâu của 2 cuộc cách mạng năm 1930-1931 và 1936-1939 về kẻ thù ,nhiệm vụ,hình thức đấu tranh,lực lượng tham gia,khẩu hiệu đấu tranh,phương pháp đấu tranh.

0 bình luận về “sự khác nhâu của 2 cuộc cách mạng năm 1930-1931 và 1936-1939 về kẻ thù ,nhiệm vụ,hình thức đấu tranh,lực lượng tham gia,khẩu hiệu đấu tranh,phương phá”

  1. *Sự khác nhau của 2 cuộc CM năm 1930-1931 và 1936-1939 là:

    -Kẻ thù:

    +CM(1930-1931): đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến.

    +CM(1936-1939):thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp.

    -Nhiệm vụ:

    +CM(1930-1931):độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược)

    +CM(1936-1939):tự do dân chủ,cơm áo,hòa bình (có tính sách lược)

    -Hình thức đấu tranh:

    +CM(1930-1931): bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
    +CM(1936-1939): đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….
    -Lực lượng tham gia:

    +CM(1930-1931): chủ yếu là công nông.

    +CM(1936-1939): đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
    -Khẩu hiệu đấu tranh:

    +CM(1930-1931): chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.

    +CM(1936-1939): chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

    -Phương pháp đấu tranh:

    +CM(1930-1931): bí mật bất hợp pháp.

    +CM(1936-1939): kết hợp các hình thức công khai và bí mật,hợp pháp và bất hợp pháp.

    Trả lời
  2. Trong những năm 1929-1933, Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông rộng khắp trên cả nước. Phong trào đấu tranh lam rộng và dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy chỉ tồn tại trong 4-5 tháng nhưng nó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào. Từ năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

          Sự chín muồi trên phạm vi cả nước cho sự bùng nổ một cao trào đấu tranh rộng khắp chống đế quốc và chống phong kiến tương đối đồng đều cả về hình thức, phưong pháp đấu tranh. Từ hình thức ôn hòa như biểu tình đưa yêu sách, đòi giảm sưu, thuế, không được đưa lính Pháp đến đàn áp công nông phong trào đã tiến dần đến hình thức biểu tình có võ trang, bạo động, kết hợp hai lực lượng chính trị và võ trang, hai hình thức đấu tranh chính trị và võ trang, tiến công các đồn bổt, các công sở, các cấp với các yêu sách không chỉ kinh tế mà còn có các yêu sách chính trị rõ rệt trong đó nổi bật là khẩu hiệu chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. Các cuộc đấu tranh lúc đầu lẻ tẻ với quy mô làng, xóm, thôn đã tiến tới quy mô xã, tổng, huyện hoặc liên thôn, liên xã, liên huyện ở nhiều nơi.

    Trả lời

Viết một bình luận