Sự kiện nào đã xoá bỏ phân biệt chủng tộc

Sự kiện nào đã xoá bỏ phân biệt chủng tộc

0 bình luận về “Sự kiện nào đã xoá bỏ phân biệt chủng tộc”

  1. Nhằm chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trên toàn thế giới, Liên hợp quốc đã lấy ngày 21/3 hằng năm là Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc.

    Chế độ Apartheid ở Nam Phi và nỗ lực chống phân biệt chủng tộc trên toàn cầu

    Sở hữu tuyến huyết mạch trong giao thông đường biển quốc tế, Nam Phi đã đón những người châu Âu tìm đến định cư và khai thác từ rất sớm. Cũng chính vì vậy, vùng đất này trở thành một quốc gia đa sắc tộc, đồng thời cũng là quốc gia phát triển nhất tại lục địa này.

    Tuy nhiên, đa sắc tộc cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột nghiêm trọng kéo dài tại Nam Phi. Đỉnh điểm là sự xuất hiện của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid được thể chế hóa chính thức vào năm 1948. Chế độ này loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít những người da màu. Hàng triệu người da màu đã bị đuổi khỏi nhà đến ở tại các khu dân cư tách biệt, bị tước quyền công dân và chỉ được nhận các dịch vụ công cộng ở mức rất thấp.

    Điều này đã tạo nên làn sóng chống đối mạnh mẽ từ những người da màu. Hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổ ra ở Nam Phi. Điển hình là những cuộc biểu tình do Nelson Mandela phát động. Với tư cách là thành viên của Đảng Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC), cũng là người lập ra Liên đoàn Thanh niên trực thuộc ANC, Nelson Mandela đã đi khắp đất nước kêu gọi người dân kháng chiến chống lại Apartheid, chống lại sự kỳ thị của người da trắng bằng các biện pháp phản kháng hòa bình.

    Một người da đen trước hàng rào cảnh sát

    Một sự kiện đẫm máu nhưng lại được xem là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống Apartheid: ngày 21/3/1960, cảnh sát đã thẳng tay nã súng vào những người biểu tình da đen khiến 69 người thiệt mạng. Đảng ANC bị cấm hoạt động. Ông Nelson Mandela chuyển sang đấu tranh vũ trang. Năm 1964, ông bị kết án tù chung thân. Trong suốt thời gian bị giam cầm, Nelson Mandela vẫn kiên trì đấu tranh và thu phục được lòng mến mộ của nhiều người dân, tổ chức trong nước và quốc tế.

    Đặc biệt, năm 1966, Liên hợp quốc đã công bố chọn ngày ngày 21/3 là Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc, để kêu gọi cộng đồng tăng cường nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc. Theo Liên hợp quốc, sự phân biệt chủng tộc và sắc tộc gây cản trở sự phát triển, tiến bộ của thế giới. Phân biệt chủng tộc và sắc tộc có thể dẫn đến nạn diệt chủng, phá hủy cuộc sống và phá vỡ nhiều cộng đồng người.

    Vì thế, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sắc tộc là vấn đề ưu tiên của cộng đồng thế giới. Đây cũng là trọng tâm trong các chương trình hành động vì con người của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR).

    Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt từ thế giới, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, nhà cầm quyền tại Nam Phi phải dần nhượng bộ. Đến năm 1991, chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi chính thức sụp đổ. Năm 1994, Nelson Mandela – người đấu tranh không mệt mỏi vì quyền bình đẳng của người da màu được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Nam Phi.

    Những sự kiện trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng của nhân loại trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên phạm vi toàn cầu.

    Cùng hành động để xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

    Ngày nay, việc cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, có hiệu lực từ năm 1969 và đến nay đã được 170 nước trên thế giới phê chuẩn.

    Nhiều quốc gia đã có chương trình đào tạo cho giáo viên nhằm giúp họ giải quyết những rắc rối liên quan đến vấn đề chủng tộc trong nhà trường. Nhiều công ty đa quốc gia, như: Nike, Reebok, Daimler Chrysler, Volswagen, Hennes và Mauritz đã đưa ra những bộ luật ứng xử tự nguyện trong công ty và các đối tác trong đó có nội dung về ngăn ngừa sự phân biệt đối xử có động cơ từ vấn đề chủng tộc.

    Chính phủ Thụy Điển đưa ra đạo luật yêu cầu các công ty tư nhân phải có giấy xác nhận tuân thủ tất cả các đạo luật về chống phân biệt đối xử và thúc đẩy sự bình đẳng khi ký kết hợp đồng với các cơ quan nhà nước.

    Biểu tình đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

    UNESCO đã phát động sáng kiến các thành phố chống phân biệt chủng tộc ở cấp địa phương vào năm 2004. Trong chương trình hành động 10 điểm, các thành phố thành viên tự cam kết thúc đẩy các sáng kiến chống chủ nghĩa chủng tộc.

    Liên hiệp các câu lạc bộ bóng đá châu Âu (UEFA) đã công bố kế hoạch hành động 10 điểm với một loạt biện pháp kêu gọi các câu lạc bộ thúc đẩy chiến dịch chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong các cổ động viên, cầu thủ và các quan chức bóng đá.

    Tại Hội nghị thượng đỉnh về người tị nạn và di cư tháng 9/2016, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã mạnh mẽ lên án các hành vi và biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phân biệt đối xử, kỳ thị và chống lại người tị nạn và người nhập cư. Các lãnh đạo thế giới đã nhất trí với chiến dịch “Together” mà Liên hợp quốc đưa ra nhằm thúc đẩy bảo vệ mạng sống, chia sẻ trách nhiệm và thúc đẩy sự tôn trọng dành cho người tị nạn, nhập cư trên khắp thế giới…

    Tuy nhiên, tại một số quốc gia trên thế giới, nhiều người dân vẫn phải gánh chịu sự bất công, kỳ thị, phân biệt đối xử với nhiều hình thức chỉ vì họ khác màu da, tôn giáo, quốc tịch… Do đó, để có thể thực sự xóa bỏ được sự phân biệt chủng tộc, cần phải có những nỗ lực hơn nữa nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho nhân loại.

    Hành động của Việt Nam trong việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc

    Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau.

    Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật và văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

    Cụ thể như, công dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề,việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ sản xuất… Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm cùng với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài ngoại và các hình thức phân biệt chủng tộc khác. Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc vào năm 1981. Cùng năm đó, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng và Công ước quốc tế về ngăn chặn và trừng trị tội phân biệt chủng tộc.

    Có thể thấy, với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng, công bằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cả ở trên bình diện quốc tế và quốc gia.

    su-kien-nao-da-oa-bo-phan-biet-chung-toc

    Bình luận
  2. Ở Nam Phi, Ngày Nhân quyền là một ngày lễ quốc gia vào ngày 21 tháng 3 hàng năm. Đây là ngày kỷ niệm những người đã hy sinh cuộc sống để đấu tranh cho dân chủ và bình đẳng nhân quyền ở Nam Phi trong thời gian tồn tại chế độ Apartheid (một chế độ chấp nhận sự phân biệt chủng tộc). Sự kiện thảm sát Sharpeville trong thời kỳ apartheid xảy ra vào ngày 21 tháng 3 năm 1960 cũng nằm trong chuỗi những sự kiện tưởng niệm của ngày lễ này.

    Bình luận

Viết một bình luận