Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến 1975

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến 1975

0 bình luận về “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến 1975”

  1. Với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thựcdân Pháp ở Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ này, trước cả sự ra đời của giai cấp tư sản Việt Nam và là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, một thứ chủ nghĩa tư bản thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm.

    Mặc dù số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng ở nước ta do những điều kiện sau đây:

    – Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng mộtdân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm. Ở giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.

    – Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và từng bước trưởng thành trong không khí sôi sục của một loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp liên tục nổ ra từ khi chủ nghĩa đế quốc Pháp đặt chân lên đất nước ta: phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, v.v. đã có tác dụng to lớn đối với việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và quyết tâm đập tan xiềng xích nô lệ của toàn thể nhân dân ta. Nhưng tất cả các phong trào ấy đều thất bại và sự nghiệp giải phóng dân tộc đều lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối.

    – Vào lúc đó, phong trào cộng sản và công nhân thế giới phát triển, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi và ảnh hưởng đến phong trào dân tộc dân chủ ở nước khác, nhất là ở Trung Quốc, trong đó có phong trào cách mạng ở nước ta. Chính vào lúc đó, nhà yêu nước Nguyễn ái Quốc trên hành trình tìm đường cứu nước đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin bí quyết thần kỳ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta. Từ đó, Người đã đề ra con đường duy nhất đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chuyển cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Tấm gương cách mạng Nga và phong trào cách mạng ở nhiều nước khác đã cổ vũ giai cấp công nhân nontrẻ Việt Nam đứng lên nhận lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta và đồng thời cũng là chất xúc tác khích lệ nhân dân ta lựa chọn, tiếp nhận con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng của giai cấp công nhân. Từ đó giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

     Giai cấp công nhân Việt Nam, mà tuyệt đại bộ phận là xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động khác, nên có mối liên hệ tự nhiên với đông đảo nhân dân lao động bị mất nước, sống nô lệ nên cũng là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng nên khối liên minh công nông vững chắc và khối đoàn kết dân tộc rộng rãi bảo đảm cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình cách mạng ở nước ta.

    Bình luận
  2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến 1975: Giữ nguyên vai trò giai cấp: Vừa tăng gia sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, vừa tham gia đấu tranh, chiến đấu, đòi lại quyền tự do bình đẳng cho nhân dân lao động.

    Bình luận

Viết một bình luận