Sự phát triển của nền sản xuất thời văn hoá đông sơn được biểu hiện như thế nào
0 bình luận về “Sự phát triển của nền sản xuất thời văn hoá đông sơn được biểu hiện như thế nào”
Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
– Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Tròn 80 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Đông Sơn kể từ khi tìm thấy bộ di vật bằng đồng vào năm 1924 bên bờ sông Mã, hàng loạt vấn đề mang tính học thuật về văn hoá này đã được đặt ra rồi đi đến những kết luận quan trọng. Một trong những kết luận quan trọng ấy là: Trong khu vực phân bố của văn hoá Đông Sơn đã hình thành nhiều trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội… phát triển tương đối độc lập nhau mà xứ Thanh là một trong những trung tâm như vây. Tuy nhiên, giữa các trung tâm ấy (trung tâm sông Hồng ở phía bắc, trung tâm sông Cả ở phía nam…) đã tồn tại một sự giao thoa văn hoá, một sự trao đổi thường xuyên, liên tục tạo nên một sự thống nhất trong một quốc gia thống nhất, nhưng thống nhất trong đa dạng.
Xứ Thanh không chỉ là nơi đầu tiên phát hiện ra văn hoá Đông Sơn, nơi tìm thấy trống đồng thông qua khai quật khảo cổ, mà còn là địa phương có số lượng di tích Đông Sơn nhiều nhất nước. Thuộc nền văn hoá này, trên phạm vi cả tỉnh đến nay đã có 74 địa điểm phân bố tại các huyện : Đông Sơn, Yên Định, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Nông Cống, Quảng Xương, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành, Triệu Sơn, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Hậu Lộc, Tĩnh Gia và Thành phố Thanh Hoá. Vùng hợp lưu sông Mã, sông Chu, di tích văn hoá Đông Sơn càng được phân bố dày đặc. Quanh huyện Đông Sơn và Thành phố Thanh Hoá, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được 17 di tích (1). Có di tích nằm ngay ở sườn núi, chân núi như Núi Nấp (Đông Hưng), Đồng Vưng (Đông Tiến) hoặc nằm trên một bãi đất bằng phẳng rộng lớn như di chỉ Thiệu Dương. Có di tích phân bố trên những cồn bái cao ráo như Đông Hoà, Đông Lĩnh. Vùng Quan Yên (Yên Định) nổi tiếng là một trung tâm chính trị kinh tế thời thuộc Hán, vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn cũng đã có tới 7 di tích phân bố liền khoảnh dọc theo sông Cầu Chày của đất Định Công. Bên sông Tào thuộc xã Hoằng Lý, sông Dọc xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hoá) có tới 18 di tích có tầng văn hoá khá dày. Đôi bờ sông Mã, sông Chu ngay từ sơ kỳ thời đại kim khí thuộc các giai đoạn văn hoá tiền Đông Sơn đã là nơi sinh tụ cuả cư dân cổ cồn Chân Tiên, Đông Khối, Bái Man… Cũng chính là khu vực nẩy sinh văn hoá Đông Sơn. Từ đây, toả sáng đến vùng trung du như Vĩnh Lộc, Thọ Xuân… lên đến tận vùng núi như Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và lan xuống tận ven biển như Tĩnh Gia, Quảng Xương….
Từ buổi bình minh của lịch sử Tổ quốc, người Việt Cổ xứ Thanh đã trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ vật lộn với thiên nhiên để làm chủ bản thân, phát triển đời sống. Quá trình đó đồng thời đã tạo ra sắc thái riêng trong văn hoá của mình. Xứ Thanh không chỉ là một địa phương có số lượng di tích thuộc văn hoá Đông Sơn nhiều nhất nước, đây còn là vùng đất hết sức phong phú về loại hình di tích : di tích cư trú, di tích mộ táng, di tích di chỉ cư trú – mộ táng, di tích di chỉ xưởng và cả di tích di vật phát hiện lẻ tẻ. Sự phân bố dày đặc, tính phong phú về loại hình di tích mà tập trung ở vùng ngã ba sông Mã, sông Chu đã phần nào phản ánh tính làm chủ đồng bằng của người Việt Cổ xứ Thanh với những làng cổ định cư lâu đời như Đông Sơn, Thiệu Dương, Quỳ Chử… Các nhà nghiên cứu đều có một cái nhìn chung khi nhận xét về đặc điểm các di tích ở vùng sông Mã, về địa chất, ở đây được thành tạo khá sớm và tương đối ổn định. Điều này được phản ánh bởi sự chồng lấp của các tầng văn hoá, sự kế tục trực tiếp của các giai đoạn văn hoá. Điển hình nhất là di tích Đông Sơn, qua 6 lần khai quật đã cho thấy người Đông Sơn không chỉ sinh sống qua các giai đoạn thuộc văn hoá Đông Sơn mà còn được kế thừa thành quả ở những con người thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn.
Từ những đặc trưng về di tích như đã nói, sự phong phú của văn hóa Đông Sơn trên đất Thanh Hoá còn được biểu hiện khá rõ nét qua các di vật mà kết quả khảo cổ học đã thu nhận được suốt 80 năm qua. Nghề nông trồng lúa nước có mặt từ các giai đoạn trước, đến văn hoá Đông Sơn đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt. Bộ nông cụ bằng đồng được sử dụng trong thâm canh của cư dân trồng lúa nước với đầy đủ các loại : rìu đồng, lưỡi cày, mai, thuổng và cả liềm, hái… trong đó lưỡi cày cánh bướm trở thành đặc trưng cho hiện vật Đông Sơn ở Thanh Hoá. Cho đến nay đã thu được 30 chiếc loại này tại các địa điểm Thiệu Dương, Phà Công, Đông Sơn với đủ các kích cỡ khác nhau. Cùng với lưỡi cày cánh bướm, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy xương trâu nhà bên cạnh các bếp than tro, tượng bò bằng đất nung… chứng minh nghề nông trồng lúa nước của người Việt Cổ xứ Thanh thời kỳ văn hoá Đông Sơn đã tương đối phát triển.
Cùng với nghề nông trồng lúa nước, bộ di vật mang tính chuyên dụng đã thu được cho biết, các nghề phụ khác như săn bắt, đánh cá… là những nghề phụ chiếm giữ một vị trí khá quan trọng. Trong nơi cư trú của cư dân Việt Cổ ở Đồng Ngầm, Quỳ Chữ, Thiệu Dương, Đông Sơn… chúng ta cũng đã thu được khá nhiều chì lưới bằng đá, bằng đất nung với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau, cùng với lưỡi câu có ngạnh, có lỗ xâu dây… Cũng như hình ảnh của những chiếc thuyền có nhiều người chèo khắc họa trên trống Quảng Xương… cho thấy nghề đánh cá trên sông trên biển đã khá phát triển.
Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn kỹ thuật chế tác công cụ đá thay thế cho kỹ nghệ tạo tác đồ trang sức bằng đá quý như ngọc bích hay ngọc Nêphơrit.. với đủ loại vòng tay, khuyên tai và có cả những chuỗi hạt cườm màu đỏ, màu tím, vân sắc huyền ảo.
Nghề dệt cũng đã phổ biến trong đời sống vật chất tinh thần, của người Việt Cổ Đông Sơn.
Nghề gốm không chỉ tạo ra những đồ đựng, đồ đun nấu với nhiều kiểu dáng độc đáo như loại có bờ vai gẫy góc, miệng khum, miệng loe… trên thân được trang trí đủ loại hoa văn mắt lưới, trám lồng, khắc vạch, dầu thừng… Tuy nhiên so với các giai đoạn trước, đến thời kỳ này nghệ thuật tạo hoa văn không phong phú và có phần đơn điệu.
Tại các di tích Thiệu Dương, Quỳ Chữ… các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều mảnh nồi khá dày, phía trong còn dính nguyên một lớp xỉ đồng. Không còn nghi ngờ gì nữa, các công cụ, dụng cụ bằng đồng đã được đúc tại chỗ, với các lò đúc thủ công hãy còn giản đơn nhưng đủ để làm nóng chảy chất liệu này. Người thợ đúc đồng Đông Sơn đã sử dụng khá tốt kỹ thuật pha chế hợp kim nhằm tạo ra những sản phẩm như ý muốn. Sự pha trộn đồng với chì, thiếc theo một tỷ lệ hợp lý qua phân tích một số mẫu cho biết, hợp kim được sử dụng là do chức năng của công cụ quy định. Từ kỹ thuật luyện kim thành thục đã cho phép người thợ đúc đồng xứ Thanh tạo nên một bộ sưu tập thật đa dạng từ công cụ sản xuất đến các tác phẩm nghê thuật tạo hình với trình độ cao.
Văn hoá Đông Sơn trải dài từ Yên Bái, Lạng Sơn ở phía bắc đến Thừa Thiên Huế ở phía Nam như đã nói, đã hình thành những trung tâm và mang sắc thái riêng. Ngoài lưỡi cày cánh bướm được coi là đặc trưng cho loại hình sông Mã còn phải kể đến những chiếc rìu xoè cân, rìu lưỡi xéo, những chiếc đục vũm tạo lỗ tròn, các loại dáo hình lá mía, mũi tên ba cánh có chuôi, có họng… kiếm ngắn có khối tượng phụ nữ ở phần chuôi được coi là di vật đặc sắc của Thanh Hoá.
Thanh Hoá là tỉnh đứng đầu trong cả nước phát hiện được trống loại I (Héger) hay còn gọi là trống Đông Sơn. Đến nay cả tỉnh đã phát hiện được 77 chiếc (2). Đây cũng là địa phương đầu tiên ở vùng Đông Nam Á tìm thấy trống Đông Sơn thông qua khai quật khảo cổ. Trống đồng Thanh Hoá không chỉ nhiều về số lượng mà còn đẹp về hình dáng. Nhiều chiếc được xếp vào loại có niên đại sớm. Tiêu biểu nhất phải kể đến trống Quảng Xương (do viên thuế quan người Pháp tên là Pajot mua ở Quảng Xương năm 1935, hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Thợ đúc đồng thời ấy còn đúc được những chiếc trống có kích thước khá lớn như trống Mật Sơn, trống Thiệu Thịnh v.v…
Khi nghề đúc đồng cực thịnh với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ trên đất Thanh Hoá thì cũng là lúc nghề luyện sắt ra đời và đang trên đà phát triển. Các di vật có chất liệu sắt đã phát hiện ở Đông Sơn như thanh kiếm sắt có lá chắn bằng đồng, các mảnh của lưỡi dao sắt, mũi dáo bằng sắt có chuôi bằng đồng, mai sắt hình chữ U v.v… với số lượng khá lớn. Sắt không chỉ được rèn mà còn được đúc từ những chiếc khuôn hai mang…
Như vậy là ở thời kỳ thuộc văn hoá Đông Sơn, chúng ta đã thấy nền kinh tế của người Việt Cổ đã khá ổn định và phát triển. Điều này đã trực tiếp tác động tới đời sống vật chất, tinh thần làm phong phú thêm cuộc sống vốn đã đa dạng lại càng thêm đa dạng tại các làng định cư thuở ấy. Người Việt Cổ ở Thanh Hoá đã sáng tạo ra những tác phẩm tạo hình đặc sắc như tượng bò, khối tượng phụ nữ trên chuôi kiếm ngắn, người cõng nhau nhẩy múa.. Âm nhạc và múa hát hẳn đã không thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, trong các kỳ lễ hội v.v… mà bộ nhạc cụ bằng đồng đủ loại tại các di tích thuộc nền văn hoá Đông Sơn đã giúp chúng ta hình dung điều ấy…
Từ bệ đỡ vững chắc như vậy, sức sống của văn hoá Đông Sơn ở xứ Thanh còn dẻo dai, bền bỉ trước những thử thách lịch sử trong những thế kỷ tiếp theo.
Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
– Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Tròn 80 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Đông Sơn kể từ khi tìm thấy bộ di vật bằng đồng vào năm 1924 bên bờ sông Mã, hàng loạt vấn đề mang tính học thuật về văn hoá này đã được đặt ra rồi đi đến những kết luận quan trọng. Một trong những kết luận quan trọng ấy là: Trong khu vực phân bố của văn hoá Đông Sơn đã hình thành nhiều trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội… phát triển tương đối độc lập nhau mà xứ Thanh là một trong những trung tâm như vây. Tuy nhiên, giữa các trung tâm ấy (trung tâm sông Hồng ở phía bắc, trung tâm sông Cả ở phía nam…) đã tồn tại một sự giao thoa văn hoá, một sự trao đổi thường xuyên, liên tục tạo nên một sự thống nhất trong một quốc gia thống nhất, nhưng thống nhất trong đa dạng.
Xứ Thanh không chỉ là nơi đầu tiên phát hiện ra văn hoá Đông Sơn, nơi tìm thấy trống đồng thông qua khai quật khảo cổ, mà còn là địa phương có số lượng di tích Đông Sơn nhiều nhất nước. Thuộc nền văn hoá này, trên phạm vi cả tỉnh đến nay đã có 74 địa điểm phân bố tại các huyện : Đông Sơn, Yên Định, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Nông Cống, Quảng Xương, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành, Triệu Sơn, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Hậu Lộc, Tĩnh Gia và Thành phố Thanh Hoá. Vùng hợp lưu sông Mã, sông Chu, di tích văn hoá Đông Sơn càng được phân bố dày đặc. Quanh huyện Đông Sơn và Thành phố Thanh Hoá, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được 17 di tích (1). Có di tích nằm ngay ở sườn núi, chân núi như Núi Nấp (Đông Hưng), Đồng Vưng (Đông Tiến) hoặc nằm trên một bãi đất bằng phẳng rộng lớn như di chỉ Thiệu Dương. Có di tích phân bố trên những cồn bái cao ráo như Đông Hoà, Đông Lĩnh. Vùng Quan Yên (Yên Định) nổi tiếng là một trung tâm chính trị kinh tế thời thuộc Hán, vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn cũng đã có tới 7 di tích phân bố liền khoảnh dọc theo sông Cầu Chày của đất Định Công. Bên sông Tào thuộc xã Hoằng Lý, sông Dọc xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hoá) có tới 18 di tích có tầng văn hoá khá dày. Đôi bờ sông Mã, sông Chu ngay từ sơ kỳ thời đại kim khí thuộc các giai đoạn văn hoá tiền Đông Sơn đã là nơi sinh tụ cuả cư dân cổ cồn Chân Tiên, Đông Khối, Bái Man… Cũng chính là khu vực nẩy sinh văn hoá Đông Sơn. Từ đây, toả sáng đến vùng trung du như Vĩnh Lộc, Thọ Xuân… lên đến tận vùng núi như Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và lan xuống tận ven biển như Tĩnh Gia, Quảng Xương….
Từ buổi bình minh của lịch sử Tổ quốc, người Việt Cổ xứ Thanh đã trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ vật lộn với thiên nhiên để làm chủ bản thân, phát triển đời sống. Quá trình đó đồng thời đã tạo ra sắc thái riêng trong văn hoá của mình. Xứ Thanh không chỉ là một địa phương có số lượng di tích thuộc văn hoá Đông Sơn nhiều nhất nước, đây còn là vùng đất hết sức phong phú về loại hình di tích : di tích cư trú, di tích mộ táng, di tích di chỉ cư trú – mộ táng, di tích di chỉ xưởng và cả di tích di vật phát hiện lẻ tẻ. Sự phân bố dày đặc, tính phong phú về loại hình di tích mà tập trung ở vùng ngã ba sông Mã, sông Chu đã phần nào phản ánh tính làm chủ đồng bằng của người Việt Cổ xứ Thanh với những làng cổ định cư lâu đời như Đông Sơn, Thiệu Dương, Quỳ Chử… Các nhà nghiên cứu đều có một cái nhìn chung khi nhận xét về đặc điểm các di tích ở vùng sông Mã, về địa chất, ở đây được thành tạo khá sớm và tương đối ổn định. Điều này được phản ánh bởi sự chồng lấp của các tầng văn hoá, sự kế tục trực tiếp của các giai đoạn văn hoá. Điển hình nhất là di tích Đông Sơn, qua 6 lần khai quật đã cho thấy người Đông Sơn không chỉ sinh sống qua các giai đoạn thuộc văn hoá Đông Sơn mà còn được kế thừa thành quả ở những con người thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn.
Từ những đặc trưng về di tích như đã nói, sự phong phú của văn hóa Đông Sơn trên đất Thanh Hoá còn được biểu hiện khá rõ nét qua các di vật mà kết quả khảo cổ học đã thu nhận được suốt 80 năm qua. Nghề nông trồng lúa nước có mặt từ các giai đoạn trước, đến văn hoá Đông Sơn đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt. Bộ nông cụ bằng đồng được sử dụng trong thâm canh của cư dân trồng lúa nước với đầy đủ các loại : rìu đồng, lưỡi cày, mai, thuổng và cả liềm, hái… trong đó lưỡi cày cánh bướm trở thành đặc trưng cho hiện vật Đông Sơn ở Thanh Hoá. Cho đến nay đã thu được 30 chiếc loại này tại các địa điểm Thiệu Dương, Phà Công, Đông Sơn với đủ các kích cỡ khác nhau. Cùng với lưỡi cày cánh bướm, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy xương trâu nhà bên cạnh các bếp than tro, tượng bò bằng đất nung… chứng minh nghề nông trồng lúa nước của người Việt Cổ xứ Thanh thời kỳ văn hoá Đông Sơn đã tương đối phát triển.
Cùng với nghề nông trồng lúa nước, bộ di vật mang tính chuyên dụng đã thu được cho biết, các nghề phụ khác như săn bắt, đánh cá… là những nghề phụ chiếm giữ một vị trí khá quan trọng. Trong nơi cư trú của cư dân Việt Cổ ở Đồng Ngầm, Quỳ Chữ, Thiệu Dương, Đông Sơn… chúng ta cũng đã thu được khá nhiều chì lưới bằng đá, bằng đất nung với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau, cùng với lưỡi câu có ngạnh, có lỗ xâu dây… Cũng như hình ảnh của những chiếc thuyền có nhiều người chèo khắc họa trên trống Quảng Xương… cho thấy nghề đánh cá trên sông trên biển đã khá phát triển.
Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn kỹ thuật chế tác công cụ đá thay thế cho kỹ nghệ tạo tác đồ trang sức bằng đá quý như ngọc bích hay ngọc Nêphơrit.. với đủ loại vòng tay, khuyên tai và có cả những chuỗi hạt cườm màu đỏ, màu tím, vân sắc huyền ảo.
Nghề dệt cũng đã phổ biến trong đời sống vật chất tinh thần, của người Việt Cổ Đông Sơn.
Nghề gốm không chỉ tạo ra những đồ đựng, đồ đun nấu với nhiều kiểu dáng độc đáo như loại có bờ vai gẫy góc, miệng khum, miệng loe… trên thân được trang trí đủ loại hoa văn mắt lưới, trám lồng, khắc vạch, dầu thừng… Tuy nhiên so với các giai đoạn trước, đến thời kỳ này nghệ thuật tạo hoa văn không phong phú và có phần đơn điệu.
Tại các di tích Thiệu Dương, Quỳ Chữ… các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều mảnh nồi khá dày, phía trong còn dính nguyên một lớp xỉ đồng. Không còn nghi ngờ gì nữa, các công cụ, dụng cụ bằng đồng đã được đúc tại chỗ, với các lò đúc thủ công hãy còn giản đơn nhưng đủ để làm nóng chảy chất liệu này. Người thợ đúc đồng Đông Sơn đã sử dụng khá tốt kỹ thuật pha chế hợp kim nhằm tạo ra những sản phẩm như ý muốn. Sự pha trộn đồng với chì, thiếc theo một tỷ lệ hợp lý qua phân tích một số mẫu cho biết, hợp kim được sử dụng là do chức năng của công cụ quy định. Từ kỹ thuật luyện kim thành thục đã cho phép người thợ đúc đồng xứ Thanh tạo nên một bộ sưu tập thật đa dạng từ công cụ sản xuất đến các tác phẩm nghê thuật tạo hình với trình độ cao.
Văn hoá Đông Sơn trải dài từ Yên Bái, Lạng Sơn ở phía bắc đến Thừa Thiên Huế ở phía Nam như đã nói, đã hình thành những trung tâm và mang sắc thái riêng. Ngoài lưỡi cày cánh bướm được coi là đặc trưng cho loại hình sông Mã còn phải kể đến những chiếc rìu xoè cân, rìu lưỡi xéo, những chiếc đục vũm tạo lỗ tròn, các loại dáo hình lá mía, mũi tên ba cánh có chuôi, có họng… kiếm ngắn có khối tượng phụ nữ ở phần chuôi được coi là di vật đặc sắc của Thanh Hoá.
Thanh Hoá là tỉnh đứng đầu trong cả nước phát hiện được trống loại I (Héger) hay còn gọi là trống Đông Sơn. Đến nay cả tỉnh đã phát hiện được 77 chiếc (2). Đây cũng là địa phương đầu tiên ở vùng Đông Nam Á tìm thấy trống Đông Sơn thông qua khai quật khảo cổ. Trống đồng Thanh Hoá không chỉ nhiều về số lượng mà còn đẹp về hình dáng. Nhiều chiếc được xếp vào loại có niên đại sớm. Tiêu biểu nhất phải kể đến trống Quảng Xương (do viên thuế quan người Pháp tên là Pajot mua ở Quảng Xương năm 1935, hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Thợ đúc đồng thời ấy còn đúc được những chiếc trống có kích thước khá lớn như trống Mật Sơn, trống Thiệu Thịnh v.v…
Khi nghề đúc đồng cực thịnh với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ trên đất Thanh Hoá thì cũng là lúc nghề luyện sắt ra đời và đang trên đà phát triển. Các di vật có chất liệu sắt đã phát hiện ở Đông Sơn như thanh kiếm sắt có lá chắn bằng đồng, các mảnh của lưỡi dao sắt, mũi dáo bằng sắt có chuôi bằng đồng, mai sắt hình chữ U v.v… với số lượng khá lớn. Sắt không chỉ được rèn mà còn được đúc từ những chiếc khuôn hai mang…
Như vậy là ở thời kỳ thuộc văn hoá Đông Sơn, chúng ta đã thấy nền kinh tế của người Việt Cổ đã khá ổn định và phát triển. Điều này đã trực tiếp tác động tới đời sống vật chất, tinh thần làm phong phú thêm cuộc sống vốn đã đa dạng lại càng thêm đa dạng tại các làng định cư thuở ấy. Người Việt Cổ ở Thanh Hoá đã sáng tạo ra những tác phẩm tạo hình đặc sắc như tượng bò, khối tượng phụ nữ trên chuôi kiếm ngắn, người cõng nhau nhẩy múa.. Âm nhạc và múa hát hẳn đã không thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, trong các kỳ lễ hội v.v… mà bộ nhạc cụ bằng đồng đủ loại tại các di tích thuộc nền văn hoá Đông Sơn đã giúp chúng ta hình dung điều ấy…
Từ bệ đỡ vững chắc như vậy, sức sống của văn hoá Đông Sơn ở xứ Thanh còn dẻo dai, bền bỉ trước những thử thách lịch sử trong những thế kỷ tiếp theo.