Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam la một tất yếu lịch sử
0 bình luận về “Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam la một tất yếu lịch sử”
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới:
– Trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, cùng với quá trình khai thác của thực dân Pháp làm xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, mâu thuẫn cơ bản nhất đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với bọn địa chủ phong kiến tay sai. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đứng lên chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Đến 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới: cách mạng vô sản (khác với con đường dân chủ tư sản của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) và ra sức hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Từ tháng 6/1925, “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” ra đời tại Quảng Châu (Trung Quốc) và đẩy mạnh hoạt động: ra báo “Thanh niên”, xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”, phát động phong trào “vô sản hóa”… Nhờ đó, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá về Việt Nam, giúp cho phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam, nhất là phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trong cả nước và dần dần có sự chuyển biến về chất: từ tự phát sang tự giác…
– Đồng thời, phong trào yêu nước của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức cũng phát triển mạnh mẽ: Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng ra đời và ngày càng đẩy mạnh hoạt động. Dần dần, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng chuyến sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và đi theo con đường cách mạng vô sản..
– Đến 1929, ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
– Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển trên cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng. Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn.
– Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Xiêm sang trung Quốc, chủ động triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc).
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới:
– Trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, cùng với quá trình khai thác của thực dân Pháp làm xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, mâu thuẫn cơ bản nhất đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với bọn địa chủ phong kiến tay sai. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đứng lên chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Đến 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới: cách mạng vô sản (khác với con đường dân chủ tư sản của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) và ra sức hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Từ tháng 6/1925, “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” ra đời tại Quảng Châu (Trung Quốc) và đẩy mạnh hoạt động: ra báo “Thanh niên”, xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”, phát động phong trào “vô sản hóa”… Nhờ đó, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá về Việt Nam, giúp cho phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam, nhất là phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trong cả nước và dần dần có sự chuyển biến về chất: từ tự phát sang tự giác…
– Đồng thời, phong trào yêu nước của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức cũng phát triển mạnh mẽ: Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng ra đời và ngày càng đẩy mạnh hoạt động. Dần dần, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng chuyến sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và đi theo con đường cách mạng vô sản..
– Đến 1929, ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
– Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển trên cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng. Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn.
– Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Xiêm sang trung Quốc, chủ động triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc).
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử.