Sử tám hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những người yêu nước trước đó Phan bội châu và Phan châu Trinh
Sử tám hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những người yêu nước trước đó Phan bội châu và Phan châu Trinh
Hoàn cảnh:
– Sau năm 1908, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc. Các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, chống thuế… đều bị thất bại. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
– Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới vì: Người đã nhận ra được những hạn chế của họ.
– Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.
Trước Nguyễn Tất Thành, đã có nhiều người Việt Nam trăn trở ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Tiêu biểu trong số ấy có 2 trí thức nổi tiếng là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Cả 2 cụ Phan đều là những nhà yêu nước nhiệt thành nhưng đã đi 2 con đường khác nhau. Một điều đặc biệt, cả cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đều mong muốn Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của các cụ. Thế nhưng, Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình một con đường đi riêng, mặc dù vẫn rất kính trọng 2 cụ.Vào năm 1923, khi gặp nhà thơ Nga nổi tiếng O. Mandenstan, Hồ Chí Minh cho biết: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.Có lần, khi trả lời một nhà văn người Mỹ, Người cho biết: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Một lý do khác có thể thấy là tất cả các phong trào của các bậc cha, anh đi sang Trung Quốc, Nhật Bản đều bị thất bại.Việc Hồ Chí Minh chọn đúng hướng đi trong hành trình tìm đường cứu nước của mình như là định mệnh, là hồng phúc của dân tộc Việt Nam. Từ con đường này, mang trong mình dòng máu yêu nước của dân tộc, của cha ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.2. Ngày 18-6-1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã thay mặt cho cả nhóm bao gồm những nhân vật chủ chốt là cụ Phan Chu Trinh, cụ Phan Văn Trường ký tên gửi tới hội nghị Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam và Nguyễn Tất Thành đã đặt bút ký 3 chữ: Nguyễn Ái Quốc.Mặc dù rất khâm phục các bậc sĩ phu dũng cảm tìm đường đấu tranh cứu dân, cứu nước nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy… Người cho rằng cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến… Về cuối đời, cả 2 cụ Phan đều đặt hoàn toàn niềm hy vọng vào người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc.