Sự trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật
Nước được hấp thụ từ đất vào cây theo hai con đường:
1. Đó là hai con đường nào? Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó?
2. Tìm những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước? Nhiều loài thực vật không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào?
1. Đó là hai con đường :
– Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ:
+ Điểm lợi: hấp thụ nhanh và nhiều nước
+ Bất lợi: lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra
– Con đường tế bào: nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào. Nói chung là nước đi qua các phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ:
+ Điểm lợi: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống
+ Bất lợi: nước được hấp thụ chậm và ít
2.
– Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
+ Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp ở rễ mạnh
– Tế bào lông hút là tế bào biểu bì (ở rễ) phát triền thành. Nhiều loài thực vật không có miền lông lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách thẩm thấu. Ví dụ như mấy cây thủy sinh bèo tấm, bèo tây.
– 2 con đường:
+ gian bào: Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì.
+ tế bào chất: Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ
– Đặc điểm :
+ Gian bào:
. có lợi: vận tốc nhanh
. bất lợi:không kiểm soát được thành phần dịch vận chuyển,không vào đến mạch gỗ do dòng vận chuyển đến nội bì bị đai capari bị chặn lại
+ Tế bào chất:
. có lợi : kiểm soát được thành phần dịch vận chuyển, đi đến tận mạch gỗ, ko bị đai capari chặn lại
. bất lợi: vận tốc chậm, 1 phần dịch vận chuyển bị giữ lại tế bào.
a.* Cấu tạo lông hứt phù hợp chức năng
– Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo cơ chế thụ động.
– Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ nước dễ dàng.
– Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.
– Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất
=> Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp)
b*
– Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
– Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.