Sưu tầm tài liệu về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và Lê Hữu Trác. Biết được tài năng vốn có của các thế hệ thợ thủ công Việt Nam (thời Bắc thuộc các thợ kh

By Melody

Sưu tầm tài liệu về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và Lê Hữu Trác. Biết được tài năng vốn có của các thế hệ thợ thủ công Việt Nam (thời Bắc thuộc các thợ khéo bị bắt sang Trung Quốc) ; hiểu vì sao tài năng đó không được phát huy ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.

0 bình luận về “Sưu tầm tài liệu về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và Lê Hữu Trác. Biết được tài năng vốn có của các thế hệ thợ thủ công Việt Nam (thời Bắc thuộc các thợ kh”

  1. Lê Qúy Đôn (17261784)

    Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người “tổng hợp” mọi tri thức của thời đại.Tuy đỗ đầu khoa thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm (1743-1752) Năm 27 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

    Sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753) , Lê Quý Đôn được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754).

    Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa… rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất.

    Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng.

    Phan Huy Chú  (1782 – 28 tháng 5 năm 1840)

    là quan triều nhà Nguyễn, và là nhà thơ, nhà thư tịch lớn, nhà bác học Việt Nam. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng biết tiếng Phan Huy Chú, cho triệu ông vào kinh đô Huế, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm Ất Dậu (1825), ông được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về, được làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp Trấn Quảng Nam (1829). Ít lâu sau, ông bị giáng vì phạm lỗi, được điều động về Huế giữ chức Thị độc ở Viện hàn lâm. Năm Tân Mão (1831), lại sung Phan Huy Chú làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Nhưng khi về nước, thì cả đoàn sứ bộ đều bị giáng chức (ông bị cách chức), vì tội “lộng quyền.Năm sau (Nhâm Thìn, 1832), cho ông làm phục dịch trong phái bộ sang Batavia (Giang Lưu Ba, Indonesia) để lập công chuộc tội.Trở về (Giáp Ngọ, 1834), ông được bổ làm Tư vụ bộ Công. Sau đó, vì chán chốn quan trường, ông cáo bệnh xin về hưu ở làng Thanh Mai, thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ở đây, ông làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất.

    Lê Hữu Trác (1720-1791)

     Mặc dầu lấy biệt hiệu Lãn Ông, nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy “lười” ở đây là lười với công danh, phú quí, nhưng lại rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.Mãi tới hơn một thế kỷ sau, vào năm 1885 (năm trị vì đầu tiên của Vua Hàm Nghi), may mắn sao, hậu duệ và các thế hệ học trò cùng những người làm nghề y học cổ truyền ở nước ta mới sưu tầm được tương đối đầy đủ và nhờ nhà sư Thanh Cao (trụ trì ở chùa Đồng Nhân, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ) đem khắc ván và in.Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là  một danh y lớn, là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ nhưng tư tưởng và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của ông vẫn còn là một bài học có tính thời sự nóng hổi và vô cùng quí báu để chúng ta học tập và noi theo.

    Trả lời

Viết một bình luận