0 bình luận về “suy nghĩ của em về bài hát nhắn tuổi hai mươi”
Trong mỗi con người ai cũng trải qua đoạn đời tuổi tuổi trẻ, tuổi hai mươi với nhiều khát khao, ước vọng, tràn đầy hoài bão lớn lao. Tuổi hai mươi với những điều còn bồng bột, sốc nổi đôi khi chúng ta làm buồn lòng một ai đó vì những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn của mình để rồi phải ân hận, dằn vặt mình mãi những ngày tháng sau đó.
Tuổi hai mươi đánh dấu sự trưởng thành của chúng ta. Ở lứa tuổi này chúng ta có toàn quyền quyết định mọi thứ theo ý mình vì chúng ta đã đủ tuổi công dân, tuổi đăng ký kết hôn. Chúng ta có quyền làm những việc mình muốn làm không có chịu sự quản thúc, bảo hộ của bố mẹ nữa.
Nhưng tuổi hai mươi cũng không phải là một tuổi đủ già dặn, đủ chín chắn, trưởng thành. Vì vậy, đôi khi chúng ta thường khẳng định quyền tự do của mình một cách thái quá, giống như một chú ngựa non háu đá cứ thích thể hiện cái tôi của mình, đâm đầu vào gạch đá, vào những điều sai lầm bỏ mặc lời khuyên của người thân, những người từng trải hơn chúng ta để rồi đau đớn nhận ra mình đã sai lầm thì cũng đã muộn.
Tuổi hai mươi tựa như viên gạch đặt qua đời bạn bạn sẽ trải qua nó, chiêm nghiệm nó và khám phá nó như cách mà bạn muốn. Nhưng hãy cố gắng để sống cho thật xứng đáng với tuổi hai mươi của mình bởi đời người chúng ta chỉ có một lần tuổi trẻ, chỉ một lần đi qua tuổi hai mươi mà thôi. Khi thời gian trôi đi bạn sẽ không có cơ hội để làm lại, để sống lại những ngày tháng tuổi trẻ tuyệt vời như vậy một lần nữa.
Có rất nhiều thế hệ cha anh của ta đã đi qua tuổi hai mươi với những niềm tự hào bất tận. Bởi họ đã sống đã hy sinh và làm nên nhiều kỳ tích lớn lao. Họ đã để lại cho đời nhiều thành tựu bất hủ mà nhân loại, con cháu đời sau phải nghiêng mình kính phục.
Như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong tác phẩm hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Hay như cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm…Những con người anh dũng đó đã làm nên một tuổi hai mươi bất hủ, như một bản hùng ca tuyệt vời tỏa sáng tới muôn đời sau.
Những con người đó họ đã sống và chiến đấu, đã hy sinh tuổi hai mươi tươi đẹp của mình để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Họ dùng sức trẻ của mình để cống hiến cho mảnh đất quê hương, sống một cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Viết lên những vần thơ về người chiến sĩ cách mạng tuyệt tác.
Ngày nay, tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng có nhiều người trẻ đã thành công ở tuổi hai mươi của mình khi phát minh ra những con đường đi riêng biệt lập nên những công ty công nghệ thông tin, hay những công ty thời trang… tạo được tiếng vang lớn. Những người trẻ với nhiều ước mơ, khát khao chinh phục đỉnh cao trong cuộc sống. Họ đã nỗ lực sống nỗ lực học tập để đạt những thành quả lớn lao/
Bên cạnh đó, có nhiều bạn đang lãng phí tuổi hai mươi đẹp nhất cuộc đời của mình bằng những trò chơi vô bổ như chơi ma túy đá, nghiệm game online, sống ảo trên mạng xã hội mong mình trở thành người nổi tiếng…
Những con người này họ đang sống hoài sống phí, đang đánh rơi tuổi hai mươi của mình mà không hề hay biết. Nhiều người lấn sâu vào tội lỗi để có tiền ăn chơi, đàn đúm đã không ngại trộm cắp, cướp đoạt tài sản, tính mạng của người khác, dẫn tới tù tội, nhận những hình phạt đích đáng, nặng nề. Như vụ thảm sát sáu mạng người tại biệt thự ở Bình Phước, chắc hẳn nhiều người biết. Kẻ thủ ác là một người con trai ở tuổi 20 tràn đầy sức sống. Một sinh viên đại học nhưng lại có thể ra tay tàn nhẫn với gia đình người yêu cũ chỉ vì cảm thấy hận tình.
Những tội ác ghê rợn này được những người trẻ tuổi đôi mươi xuân xanh phơi phới thực hiện. Để rồi “Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó lọt” những kẻ thủ ác này đều phải nhận bản án cao nhất là tử hình. Phải chịu xử tử, phải từ bỏ cuộc đời khi đang tuổi trẻ một tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Sự ra đi của họ không làm vẻ vang cho dòng họ, cha mẹ mang lại nỗi ô nhục, cay đắng, khiến những người còn sống phải ám ảnh, tủi hổ vì mình đã sinh ra một đứa con tàn ác, sát nhân. Thật cay đắng biết bao.
Cùng là những cái chết nhưng cái chết của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hay của cô thanh niên xung phong Đặng Thùy Trâm được lưu danh sử sách được người đời sau ca ngợi ngưỡng mộ. Còn cái chết của Nguyễn Hải Dương, Nguyễn Đức Tiến trong vụ thảm sát sáu mạng người ở Bình Dương thì thật nhục nhã, gây hoang Nguyễn Hải Dương bị ốm nặng liệt giường.
Mẹ và em trai của tên sát thủ này sau khi vụ án kết thúc nhiều năm cũng không dám ra đường nhìn mặt ai. Họ sống khép kín, tăm tối không lối thoát. Để lại nỗi đau đớn, tủi nhục cho cha mẹ, người thân, tới mức cha của kẻ thủ sát, không dám nhìn mặt hàng xóm, láng giềng xung quanh vì xấu hổ đã sinh ra người con sát thủ máu lạnh.
Tuổi hai mươi của mỗi con người tựa như một thước phim khi nó đã đi qua sẽ để lại những cảm xúc khó phai. Để lại những kỷ niệm sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tuổi hai mươi mỗi người chỉ một lần được sống vì vậy hãy sống sao để khi chúng ta nhìn lại sẽ không bao giờ hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí
Trong mỗi con người ai cũng trải qua đoạn đời tuổi tuổi trẻ, tuổi hai mươi với nhiều khát khao, ước vọng, tràn đầy hoài bão lớn lao. Tuổi hai mươi với những điều còn bồng bột, sốc nổi đôi khi chúng ta làm buồn lòng một ai đó vì những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn của mình để rồi phải ân hận, dằn vặt mình mãi những ngày tháng sau đó.
Tuổi hai mươi đánh dấu sự trưởng thành của chúng ta. Ở lứa tuổi này chúng ta có toàn quyền quyết định mọi thứ theo ý mình vì chúng ta đã đủ tuổi công dân, tuổi đăng ký kết hôn. Chúng ta có quyền làm những việc mình muốn làm không có chịu sự quản thúc, bảo hộ của bố mẹ nữa.
Nhưng tuổi hai mươi cũng không phải là một tuổi đủ già dặn, đủ chín chắn, trưởng thành. Vì vậy, đôi khi chúng ta thường khẳng định quyền tự do của mình một cách thái quá, giống như một chú ngựa non háu đá cứ thích thể hiện cái tôi của mình, đâm đầu vào gạch đá, vào những điều sai lầm bỏ mặc lời khuyên của người thân, những người từng trải hơn chúng ta để rồi đau đớn nhận ra mình đã sai lầm thì cũng đã muộn.
Tuổi hai mươi tựa như viên gạch đặt qua đời bạn bạn sẽ trải qua nó, chiêm nghiệm nó và khám phá nó như cách mà bạn muốn. Nhưng hãy cố gắng để sống cho thật xứng đáng với tuổi hai mươi của mình bởi đời người chúng ta chỉ có một lần tuổi trẻ, chỉ một lần đi qua tuổi hai mươi mà thôi. Khi thời gian trôi đi bạn sẽ không có cơ hội để làm lại, để sống lại những ngày tháng tuổi trẻ tuyệt vời như vậy một lần nữa.
Có rất nhiều thế hệ cha anh của ta đã đi qua tuổi hai mươi với những niềm tự hào bất tận. Bởi họ đã sống đã hy sinh và làm nên nhiều kỳ tích lớn lao. Họ đã để lại cho đời nhiều thành tựu bất hủ mà nhân loại, con cháu đời sau phải nghiêng mình kính phục.
Như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong tác phẩm hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Hay như cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm…Những con người anh dũng đó đã làm nên một tuổi hai mươi bất hủ, như một bản hùng ca tuyệt vời tỏa sáng tới muôn đời sau.
Những con người đó họ đã sống và chiến đấu, đã hy sinh tuổi hai mươi tươi đẹp của mình để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Họ dùng sức trẻ của mình để cống hiến cho mảnh đất quê hương, sống một cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Viết lên những vần thơ về người chiến sĩ cách mạng tuyệt tác.
Ngày nay, tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng có nhiều người trẻ đã thành công ở tuổi hai mươi của mình khi phát minh ra những con đường đi riêng biệt lập nên những công ty công nghệ thông tin, hay những công ty thời trang… tạo được tiếng vang lớn. Những người trẻ với nhiều ước mơ, khát khao chinh phục đỉnh cao trong cuộc sống. Họ đã nỗ lực sống nỗ lực học tập để đạt những thành quả lớn lao/
Bên cạnh đó, có nhiều bạn đang lãng phí tuổi hai mươi đẹp nhất cuộc đời của mình bằng những trò chơi vô bổ như chơi ma túy đá, nghiệm game online, sống ảo trên mạng xã hội mong mình trở thành người nổi tiếng…
Những con người này họ đang sống hoài sống phí, đang đánh rơi tuổi hai mươi của mình mà không hề hay biết. Nhiều người lấn sâu vào tội lỗi để có tiền ăn chơi, đàn đúm đã không ngại trộm cắp, cướp đoạt tài sản, tính mạng của người khác, dẫn tới tù tội, nhận những hình phạt đích đáng, nặng nề. Như vụ thảm sát sáu mạng người tại biệt thự ở Bình Phước, chắc hẳn nhiều người biết. Kẻ thủ ác là một người con trai ở tuổi 20 tràn đầy sức sống. Một sinh viên đại học nhưng lại có thể ra tay tàn nhẫn với gia đình người yêu cũ chỉ vì cảm thấy hận tình.
Những tội ác ghê rợn này được những người trẻ tuổi đôi mươi xuân xanh phơi phới thực hiện. Để rồi “Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó lọt” những kẻ thủ ác này đều phải nhận bản án cao nhất là tử hình. Phải chịu xử tử, phải từ bỏ cuộc đời khi đang tuổi trẻ một tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Sự ra đi của họ không làm vẻ vang cho dòng họ, cha mẹ mang lại nỗi ô nhục, cay đắng, khiến những người còn sống phải ám ảnh, tủi hổ vì mình đã sinh ra một đứa con tàn ác, sát nhân. Thật cay đắng biết bao.
Cùng là những cái chết nhưng cái chết của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hay của cô thanh niên xung phong Đặng Thùy Trâm được lưu danh sử sách được người đời sau ca ngợi ngưỡng mộ. Còn cái chết của Nguyễn Hải Dương, Nguyễn Đức Tiến trong vụ thảm sát sáu mạng người ở Bình Dương thì thật nhục nhã, gây hoang Nguyễn Hải Dương bị ốm nặng liệt giường.
Mẹ và em trai của tên sát thủ này sau khi vụ án kết thúc nhiều năm cũng không dám ra đường nhìn mặt ai. Họ sống khép kín, tăm tối không lối thoát. Để lại nỗi đau đớn, tủi nhục cho cha mẹ, người thân, tới mức cha của kẻ thủ sát, không dám nhìn mặt hàng xóm, láng giềng xung quanh vì xấu hổ đã sinh ra người con sát thủ máu lạnh.
Tuổi hai mươi của mỗi con người tựa như một thước phim khi nó đã đi qua sẽ để lại những cảm xúc khó phai. Để lại những kỷ niệm sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tuổi hai mươi mỗi người chỉ một lần được sống vì vậy hãy sống sao để khi chúng ta nhìn lại sẽ không bao giờ hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí