Suy nghĩ của em về câu thành ngữ ” Cả vú lấp miệng em ”
0 bình luận về “Suy nghĩ của em về câu thành ngữ ” Cả vú lấp miệng em “”
Vú ở đây là bầu sữa mẹ, được dùng để biểu trưng cho thế mạnh, cho sự lợi thế, trong khi đó em vừa là từ xưng gọi em bé, vừa là từ biểu trưng cho người cấp dưới, người yếu thế hơn. Miệng trong thành ngữ đang xét không chỉ là miệng ăn, miệng bú mà còn là miệng nói. Vì thế, miệng được biểu trưng cho lời nói, cho ý kiến, đề nghị, phê bình phản đối của người khác đối với người trên. Còn lấp là hành động che, bịt lại, không cho lộ ra, không cho phát ngôn, không cho nói. Ở trong thành ngữ này, riêng từ cả là ít giá trị biểu trưng nhất, nhưng lại hơi khó hiểu. Nhiều người đã hiểu cả trong cả vú lấp miệng em có chức năng chỉ gộp, chỉ tổng thể với nghĩa là “tất cả, toàn bộ”, như trong cả nhà, cả bản, cả con gà,… Nhưng cách hiểu này là không chính xác. Thực ra, cả trong thành ngữ này có ý nghĩa là “to, lớn”, như nghĩa của cả trong đũa cả, cả lưng rộng háng, cả hơi lớn tiếng,… Sự giao kết nghĩa của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đã tạo thành câu cả vú lấp miệng em nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời là hay ỷ vào thế lực, sức mạnh để chèn ép, lấn át người kém mình về thế lực và địa vị trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “Cả vú lấp miệng em” phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội hiện nay. Người ta có thể dùng đồng tiền, thế lực lấn át mọi thứ, biến chuyện không thể thành có thể và đổi trắng thành đen.
Trong xã hội khắc nghiệt bây giờ, bạn phải tập chấp nhận và quen dần với điều đó. Nếu bạn đủ thông minh, bạn sẽ xem nó như một quy luật ngầm và từ từ chấp nhận. Trường hợp dại khờ, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy đó và nhận những cái kết đau lòng.
Vú ở đây là bầu sữa mẹ, được dùng để biểu trưng cho thế mạnh, cho sự lợi thế, trong khi đó em vừa là từ xưng gọi em bé, vừa là từ biểu trưng cho người cấp dưới, người yếu thế hơn. Miệng trong thành ngữ đang xét không chỉ là miệng ăn, miệng bú mà còn là miệng nói. Vì thế, miệng được biểu trưng cho lời nói, cho ý kiến, đề nghị, phê bình phản đối của người khác đối với người trên. Còn lấp là hành động che, bịt lại, không cho lộ ra, không cho phát ngôn, không cho nói. Ở trong thành ngữ này, riêng từ cả là ít giá trị biểu trưng nhất, nhưng lại hơi khó hiểu. Nhiều người đã hiểu cả trong cả vú lấp miệng em có chức năng chỉ gộp, chỉ tổng thể với nghĩa là “tất cả, toàn bộ”, như trong cả nhà, cả bản, cả con gà,… Nhưng cách hiểu này là không chính xác. Thực ra, cả trong thành ngữ này có ý nghĩa là “to, lớn”, như nghĩa của cả trong đũa cả, cả lưng rộng háng, cả hơi lớn tiếng,… Sự giao kết nghĩa của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đã tạo thành câu cả vú lấp miệng em nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời là hay ỷ vào thế lực, sức mạnh để chèn ép, lấn át người kém mình về thế lực và địa vị trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “Cả vú lấp miệng em” phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội hiện nay. Người ta có thể dùng đồng tiền, thế lực lấn át mọi thứ, biến chuyện không thể thành có thể và đổi trắng thành đen.
Trong xã hội khắc nghiệt bây giờ, bạn phải tập chấp nhận và quen dần với điều đó. Nếu bạn đủ thông minh, bạn sẽ xem nó như một quy luật ngầm và từ từ chấp nhận. Trường hợp dại khờ, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy đó và nhận những cái kết đau lòng.
by: Kaa-san