Suy nghĩ về bộ phận người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến
0 bình luận về “Suy nghĩ về bộ phận người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến”
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là 1 đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt NAm -Họ là những người có vẻ đẹp về hình thức lẫn tâm hồn nhưng lại có 1 cuộc sống bấp bênh,không có quyền quyết đingj số phận của mình.Biết về họ,tác giả không chỉ lên án xã hội phong kiến nam quyền mà còn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đới với số phận bất hạnh của họ -Mỗi chúng ta cần phải tôm trọng ,yêu thương và bảo vệ những người phụ nữ Việt Nam để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn @caothaison 100%không chép mạng
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Những câu thơ trên là những câu thơ trong bài Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ là lời bộc bạch đầy chua xót về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người phụ nữ thùy mị, nết na nhưng cuộc đời họ lại vô cùng đớn đau và đầy bi kịch. Họ không có quyền chọn lựa cuộc sống cho mình mà phải chịu đựng sự rẻ rúng, bất công của xã hội phong kiến cổ hủ thời xưa. Cùng đề tài với bài thơ này là hình ảnh nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ. Đọc truyện, ta mới thấu hiểu được những nỗi đau mà người phụ nữ phải chịu thực sự cùng cực đến nhường nào.
Sự bất công đối với người phụ nữ trong xã hội cũ được thể hiện ngay từ khi cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh bắt đầu. Vũ Nương được tác giả nhắc đến là một người phụ nữ “tính tình thùy mị, tư dung tốt đẹp”. Chính vì lẽ đó mà Trương Sinh đem lòng cảm mến nàng, xin mẹ một trăm lượng vàng để cưới về. Ở đây, ta thấy được chỗ đứng của những gia đình có tiền, có quyền. Chỉ cần có tiền là có thể bắt ép bất kì ai. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh là một cuộc hôn nhân không bình đẳng, nó không xuất phát từ tình yêu thật sự đến từ cả hai phía mà chỉ đơn thuần là một cuộc mua bán đúng nghĩa. Ta có thể hiểu được điều này bởi trong xã hội phong kiến, con người ta vẫn phải chịu đựng sự sắp xếp của cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vũ Nương ngay từ đầu đã không có quyền chọn lựa cuộc hôn nhân cũng như cuộc sống của chính mình. Nàng chỉ như một cánh hoa thuận theo dòng nước giống như nhân vật Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
hay như sự bấp bênh, phụ thuộc vào người khác của hình ảnh bánh trôi: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Thương thay cho số phận cay đắng, tủi hờn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến! Chuỗi bi kịch cuộc đời của nàng tiếp tục kéo dài khi sau bao nhiêu năm đằng đẵng chờ chồng, Vũ Nương lại bị người chồng của mình gán cho tội không chung thủy. Trương Sinh hồ đồ, độc đoán chỉ một mực tin vào lời của con nhỏ mà vội vàng xét nét, hồ nghi người vợ chung chăn chung gối với mình. Hành động mắng nhiếc và đuổi vợ đi của Trương Sinh cho thấy sự hống hách, phô trương của chế độ nam quyền độc đoán. Rằng ở trong chế độ này, nam nhân có thể làm tất cả mọi thứ, kể cả lăng mạ, xỉ nhục người phụ nữ của mình. Họ coi số phận của người phụ nữ như một món hàng, rẻ mạt và vô giá trị. Biết bao nhiêu sự hi sinh, bao nhiêu năm tháng tuổi xuân chờ chồng và phụng dưỡng cha mẹ chồng như chính cha mẹ đẻ của Vũ Nương giờ đây đã tan thành mây khói. Dù nàng đã khẩn thiết biện bạch: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguội lòng. Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói”. Có chăng vì sự cô đơn nên người mẹ mới lấy cái bóng của mình để dỗ dành con nhỏ, lại trở thành cái cớ để Trương Sinh hằn học, xúc phạm làm nhục nàng?
Bị mắng nhiếc, đuổi ra khỏi nhà, Vũ Nương không còn cách nào khác để minh oan cho bản thân, nàng đành chọn cách đau lòng nhất. Đó là trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. Trước khi chết, nàng đã phải thề nguyền: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám”, nỗi oan ức của nàng có lẽ chỉ có đất trời mới thấu, chỉ có thần sông mới hiểu… Cái kết cho cuộc đời của Vũ Nương cũng chính là cái kết đầy bi kịch của những người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến. Đâu đó ở trong tấn bi kịch của họ, ta nhìn thấy bóng dáng của người đời hả hê, vô tình trước một xã hội phong kiến thối nát lúc bây giờ.
Có thể nói, cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đã tố cáo đanh thép tội ác của xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Vũ Nương hay chính là đại diện cho cả một bộ phận những người phụ nữ nói chung, là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán và là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Nếu có bất kì một ai đứng ra minh oan cho nàng, hay nếu người chồng độc đoán ấy mà chịu xem xét, tìm hiểu rõ ngọn ngành thì có lẽ Vũ Nương đã không phải chịu bi kịch đớn đau như vậy.
Khép lại thiên truyện thứ 16 trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ, người đọc không khỏi khâm phục trước tài năng viết truyện tuyệt vời của ông. Truyện không chỉ nêu lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ mà còn cho thấy cái nhìn và tấm lòng của tác giả đối với nhân vật khi đến cuối truyện, ông đã để cho Trương Sinh biết rằng mình đã nghi oan cho vợ dù là muộn màng. Ông để cho Vũ Nương được Linh phi cứu và giải oan. Nhìn lại thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta thầm cảm ơn vì cho đến hiện tại, người phụ nữ đã được đối xử bình đẳng, họ là những con người “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và đặc biệt là không phụ thuộc vào bất cứ ai.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là 1 đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt NAm
-Họ là những người có vẻ đẹp về hình thức lẫn tâm hồn nhưng lại có 1 cuộc sống bấp bênh,không có quyền quyết đingj số phận của mình.Biết về họ,tác giả không chỉ lên án xã hội phong kiến nam quyền mà còn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đới với số phận bất hạnh của họ
-Mỗi chúng ta cần phải tôm trọng ,yêu thương và bảo vệ những người phụ nữ Việt Nam để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
@caothaison
100%không chép mạng
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Những câu thơ trên là những câu thơ trong bài Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ là lời bộc bạch đầy chua xót về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người phụ nữ thùy mị, nết na nhưng cuộc đời họ lại vô cùng đớn đau và đầy bi kịch. Họ không có quyền chọn lựa cuộc sống cho mình mà phải chịu đựng sự rẻ rúng, bất công của xã hội phong kiến cổ hủ thời xưa. Cùng đề tài với bài thơ này là hình ảnh nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ. Đọc truyện, ta mới thấu hiểu được những nỗi đau mà người phụ nữ phải chịu thực sự cùng cực đến nhường nào.
Sự bất công đối với người phụ nữ trong xã hội cũ được thể hiện ngay từ khi cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh bắt đầu. Vũ Nương được tác giả nhắc đến là một người phụ nữ “tính tình thùy mị, tư dung tốt đẹp”. Chính vì lẽ đó mà Trương Sinh đem lòng cảm mến nàng, xin mẹ một trăm lượng vàng để cưới về. Ở đây, ta thấy được chỗ đứng của những gia đình có tiền, có quyền. Chỉ cần có tiền là có thể bắt ép bất kì ai. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh là một cuộc hôn nhân không bình đẳng, nó không xuất phát từ tình yêu thật sự đến từ cả hai phía mà chỉ đơn thuần là một cuộc mua bán đúng nghĩa. Ta có thể hiểu được điều này bởi trong xã hội phong kiến, con người ta vẫn phải chịu đựng sự sắp xếp của cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vũ Nương ngay từ đầu đã không có quyền chọn lựa cuộc hôn nhân cũng như cuộc sống của chính mình. Nàng chỉ như một cánh hoa thuận theo dòng nước giống như nhân vật Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
hay như sự bấp bênh, phụ thuộc vào người khác của hình ảnh bánh trôi: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Thương thay cho số phận cay đắng, tủi hờn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến! Chuỗi bi kịch cuộc đời của nàng tiếp tục kéo dài khi sau bao nhiêu năm đằng đẵng chờ chồng, Vũ Nương lại bị người chồng của mình gán cho tội không chung thủy. Trương Sinh hồ đồ, độc đoán chỉ một mực tin vào lời của con nhỏ mà vội vàng xét nét, hồ nghi người vợ chung chăn chung gối với mình. Hành động mắng nhiếc và đuổi vợ đi của Trương Sinh cho thấy sự hống hách, phô trương của chế độ nam quyền độc đoán. Rằng ở trong chế độ này, nam nhân có thể làm tất cả mọi thứ, kể cả lăng mạ, xỉ nhục người phụ nữ của mình. Họ coi số phận của người phụ nữ như một món hàng, rẻ mạt và vô giá trị. Biết bao nhiêu sự hi sinh, bao nhiêu năm tháng tuổi xuân chờ chồng và phụng dưỡng cha mẹ chồng như chính cha mẹ đẻ của Vũ Nương giờ đây đã tan thành mây khói. Dù nàng đã khẩn thiết biện bạch: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguội lòng. Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói”. Có chăng vì sự cô đơn nên người mẹ mới lấy cái bóng của mình để dỗ dành con nhỏ, lại trở thành cái cớ để Trương Sinh hằn học, xúc phạm làm nhục nàng?
Bị mắng nhiếc, đuổi ra khỏi nhà, Vũ Nương không còn cách nào khác để minh oan cho bản thân, nàng đành chọn cách đau lòng nhất. Đó là trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. Trước khi chết, nàng đã phải thề nguyền: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám”, nỗi oan ức của nàng có lẽ chỉ có đất trời mới thấu, chỉ có thần sông mới hiểu… Cái kết cho cuộc đời của Vũ Nương cũng chính là cái kết đầy bi kịch của những người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến. Đâu đó ở trong tấn bi kịch của họ, ta nhìn thấy bóng dáng của người đời hả hê, vô tình trước một xã hội phong kiến thối nát lúc bây giờ.
Có thể nói, cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đã tố cáo đanh thép tội ác của xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Vũ Nương hay chính là đại diện cho cả một bộ phận những người phụ nữ nói chung, là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán và là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Nếu có bất kì một ai đứng ra minh oan cho nàng, hay nếu người chồng độc đoán ấy mà chịu xem xét, tìm hiểu rõ ngọn ngành thì có lẽ Vũ Nương đã không phải chịu bi kịch đớn đau như vậy.
Khép lại thiên truyện thứ 16 trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ, người đọc không khỏi khâm phục trước tài năng viết truyện tuyệt vời của ông. Truyện không chỉ nêu lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ mà còn cho thấy cái nhìn và tấm lòng của tác giả đối với nhân vật khi đến cuối truyện, ông đã để cho Trương Sinh biết rằng mình đã nghi oan cho vợ dù là muộn màng. Ông để cho Vũ Nương được Linh phi cứu và giải oan. Nhìn lại thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta thầm cảm ơn vì cho đến hiện tại, người phụ nữ đã được đối xử bình đẳng, họ là những con người “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và đặc biệt là không phụ thuộc vào bất cứ ai.
cái này là bài của mình năm ngoái nha